Giúp con trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội

Khi con bạn bước vào tuổi mẫu giáo, thế giới của bé trở nên rộng mở hơn. Con sẽ học cách kết bạn và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Cha mẹ cần dạy con cư xử hòa nhã, tôn trọng người khác.

 Cha mẹ hãy dạy con đối đãi chân thành với bạn bè. Ảnh: M&C.

Cha mẹ hãy dạy con đối đãi chân thành với bạn bè. Ảnh: M&C.

“Con mơ là con đã nói với bạn gái mà con thích rằng con yêu bạn ấy và chỉ vài giây sau, cả thế giới nổ tung”, cậu con trai 10 tuổi đã nói với tôi như vậy. Vào buổi sáng hôm sau, tôi để ý thấy cậu chàng dành thời gian chải tóc trước gương, một hành động mà trong quá khứ thường chỉ xuất hiện một lần trong năm vào dịp trọng đại như một ngày lễ lớn nào đó chẳng hạn.

“Con thấy sợ hãi nhưng con không thể kể với mẹ chính xác là tại sao”, thằng bé đã đưa ra một phản hồi khác. Những đứa trẻ từ 8 đến 11 tuổi của chúng ta dường như dành nhiều thời gian hơn với giới tính của mình (trừ khi trẻ đang chơi với một nhóm bạn hàng xóm có tính đa dạng hơn). Chúng có thể nói về “người kia” như một con virus mà chúng muốn tránh né, hay có một nỗi sợ hãi, ngưỡng mộ xa vời. Chúng bắt đầu để ý và trở nên thu hút những người khác.

Những đứa trẻ trong độ tuổi thiếu niên của chúng ta đang thu nhận một nhận thức xã hội mới. Giờ đây, chúng có khả năng nhìn nhận từ góc nhìn của một người khác, hoặc ít nhất là chúng có cố gắng. Nhưng vì chúng ta không phải sinh ra đã là những người đọc vị tâm trí, việc này đòi hỏi rất nhiều sự luyện tập nhằm phát triển kỹ năng đồng cảm, thấu hiểu thực sự với những suy nghĩ và cảm xúc của người khác.

Khi nhận thức xã hội của trẻ tăng lên thì các lo lắng xã hội của trẻ cũng vậy. Điều này xảy ra vì một vài lý do. Những thiếu niên của chúng ta sẽ trải nghiệm các khả năng:

- Tăng độ nhạy cảm khi thực hành và học tập về sự đồng cảm. Trẻ có thể hiểu sai về cái liếc mắt của một cô bé nổi tiếng thành sự đánh giá về trang phục không được đẹp của mình khi cô bé nổi tiếng kia đang rơi vào tâm trạng tồi tệ.

- Ý kiến của bạn bè ngày càng trở nên quan trọng khi trẻ dành nhiều thời gian hơn bên bạn bè của chúng. Sự chấp nhận giờ đây chính là tiêu chí của chúng dành cho hình ảnh của bản thân. Do đó thiết lập cảm giác thuộc về là mối quan tâm đầy cấp bách. Để cảm thấy hạnh phúc, một người bạn tốt là tất cả những gì một đứa trẻ cần có.

- Vai trò đang thay đổi của bạn bè. Bạn bè của trẻ giờ đây không chỉ là những người bạn cùng lớp, mà còn là giáo viên của trẻ: những người nắm giữ các hiểu biết về xã hội và văn hóa liên quan cần thiết để con bạn thành công. Bạn không thể biết loại âm nhạc nào trẻ thích nhưng chắc chắn bạn bè của trẻ sẽ biết.

- Tâm trạng làm dao động đặc tính của cơ thể và não bộ đang thay đổi nhanh ở trẻ và cảm giác dễ bị tổn thương cũng đi cùng những thay đổi đó. Các thiếu niên của chúng ta không thoải mái với làn da của chính mình khi chúng đang trải qua những thay đổi lớn này.

Khi con cái chúng ta bị kéo về phía bạn bè của chúng và chúng ta cho phép chúng được tự do rong chơi nhiều hơn, chúng sẽ hào hứng khẳng định tính tự lập của mình. Điều này kích thích các thay đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Một ngày nọ, tôi bắt đầu nhận được “ánh mắt khó chịu” từ đứa con lên 8 của mình và bắt đầu tự thốt lên với bản thân câu thần chú sau: “Điều này không hề mang tính cá nhân. Đó là sự phát triển”.

Vâng, đây là câu thần chú sẽ giúp chúng ta vượt qua những cái nhìn khó chịu và không tán thành. Đó chính là cách con cái chúng ta đối phó với những cảm xúc mâu thuẫn khi chúng cảm thấy tách biệt với chúng ta và thể hiện sự độc lập của mình.

Jennifer Miller/ Thái Hà Books & NXB Lao động

Nguồn Znews: https://znews.vn/giup-con-tre-xay-dung-cac-moi-quan-he-xa-hoi-post1489803.html