Gội đầu vào 30 Tết là nghi lễ của dân tộc nào?
Nghi lễ gội đầu là lễ hội có ý nghĩa lớn trong văn hóa và đời sống tinh thần của dân tộc này. Nghi lễ đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1. Gội đầu vào 30 Tết là nghi lễ của dân tộc nào?
Tày
0%
Mường
0%
Nùng
0%
Thái trắng
0%
Chính xác
Nghi lễ gội đầu là hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Thái trắng vùng Tây Bắc. Lễ hội này thường tổ chức vào ngày 30 Tết hàng năm, nhưng có năm thiếu tháng sẽ tổ chức ngày 29 Tết, thể hiện tinh thần đoàn kết, mang tính nhân văn sâu sắc, sự thân thiện của con người với tự nhiên.
2. Nghi lễ này còn có tên gọi khác là gì?
Xíp Xí
0%
Lùng Tùng
0%
Lung Ta
0%
Kin Pang Then
0%
Chính xác
Nghi lễ gội đầu tiếng Thái có tên gọi là “Lung Ta” hay còn gọi là lễ gội đầu. Lễ hội này chỉ được tiến hành duy nhất một lần trong năm vào đúng ngày 30 Tết. Theo quan niệm của người Thái, nếu chưa được gội đầu vào dịp 30 Tết coi như chưa gột rửa những điều không may trong năm cũ và điều ấy sẽ theo sang năm mới.
3. Nghi lễ gội đầu gắn với câu chuyện của ai?
Một cô gái đẹp
0%
Một vị nữ tướng
0%
Một người vợ tảo tần
0%
Một thiếu phụ chờ chồng
0%
Chính xác
Nghi lễ gội đầu của người Thái trắng gắn với câu chuyện về nàng Han xinh đẹp, giả trai đi đánh giặc, chiến thắng trở về vào ngày 30 Tết. Nàng cùng quân lính nghỉ ngơi, tắm gội bên bờ suối để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Nơi nàng tắm, bầu trời bỗng tỏa ánh hào quang, xuất hiện một đám mây ngũ sắc đón nàng về trời.
Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao to lớn của nàng, người dân của 16 châu Thái, trong đó có Châu Chiên (Quỳnh Nhai, Sơn La) đã lập miếu thờ nàng Han, thường cúng vào dịp lễ, Tết và tổ chức nghi lễ gội đầu vào chiều 30 Tết hàng năm.
4. Nghi lễ gội đầu diễn ra ở đâu?
Tại nhà
0%
Bến sông
0%
Đình làng
0%
Nhà thờ
0%
Chính xác
Lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ bao gồm các nghi thức cúng thần sông thần núi, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc có công tạo mường, dựng bản. Ngay sau lễ dâng hương, tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai sẽ cùng quy tụ về bến sông - nơi diễn ra hội để gội đầu với ý nghĩa gột rửa mọi đều không may, những chuyện buồn trong năm cũ để đón một năm mới cầu có sức khỏe, may mắn, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau nghi thức gội đầu, mọi người sẽ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian.
5. Nghi lễ này được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khi nào?
2000
0%
2015
0%
2020
0%
2025
0%
Chính xác
Nghi lễ gội đầu của người Thái trắng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2020. Nghi lễ thể hiện giá trị tín ngưỡng phồn thực cổ xưa, giao hòa âm dương, những giá trị diễn xướng khác nhau như múa, nhạc, hát, đáp ứng nhu cầu mong người yên, vật thịnh, vạn vật sinh sôi, phát triển; thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với thiên nhiên, thế giới thần linh.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/goi-dau-vao-30-tet-la-nghi-le-cua-dan-toc-nao-2365483.html