Gợi ý bài tập cải thiện chức năng vận động cho người bệnh Parkinson
Khi bệnh Parkinson tiến triển, người bệnh thường khó khăn khi di chuyển. Các môn thể dục dưới đây sẽ giúp cho người bệnh Parkinson cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tập luyện tốt cho người bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson không có cách chữa trị triệt để, thuốc có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của bệnh, ngoài ra người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp những bài tập phục hồi chức năng để giảm quá trình phát triển của bệnh.
Nghiên cứu đã ghi lại những đánh giá về việc kiểm tra hoạt động của vận động ở người bệnh Parkinson sau điều trị và mang lại những cải thiện rất tốt. Sau điều trị người bệnh đi lại nhanh hơn và các bước lớn hơn, cải thiện sự thăng bằng và xoay thân mình, cải thiện trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, luyện tập đều đặn sớm nhất ở giai đoạn bệnh sẽ có hiệu quả rõ rệt, các vận động can thiệp tích cực ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm nhận được rõ hiệu quả của tập luyện.
Vận động, luyện tập thể dục có thể cải thiện các chức năng về vận động, tư duy và trí nhớ ở người bệnh Parkinson. Điều khó khăn là vận động chậm và đơ cứng có thể gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh Parkinson. Triệu chứng chậm có thể khiến người bệnh cảm thấy yếu và khiến người bệnh rất khó chịu.
Vì vậy, các bài tập là các hoạt động thể dục lặp đi lặp lại được lên kế hoạch trước. Tập thể dục có thể phối hợp với các hoạt động thể lực khác, sử dụng thuốc, thậm chí là phẫu thuật sẽ giúp người bệnh Parkinson cải thiện chức năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson
Những bài tập có thể giúp cải thiện khả năng tư duy và trí nhớ ở người bệnh Parkinson thường được khuyến cáo là các bài tập tốt cho bộ não có thể hình thành và tái sắp xếp các liên kết.
Bài tập thể dục cải thiện khả năng tập trung, suy nghĩ và ghi nhớ. Các hoạt động thể lực có thể có lợi cho các vùng não liên quan đến học tập. Hiệu quả này rõ ràng hơn trong những giai đoạn đầu của bệnh. Để tăng thêm hiệu quả, các bài tập thể dục cần bao gồm:
- Phản hồi bằng lời nói hoặc vận động
- Các thao tác cần sự tập trung như đi lại và thực hiện bài kiểm tra trí nhớ cùng lúc
- Các phần thưởng tạo động lực
Khi tập thể dục những triệu chứng vận động sẽ cải thiện nhất là khi bệnh tiến triển. Giai đoạn này người bệnh Parkinson thường than phiền về những khó khăn khi đi lại, di chuyển, tư thế và thăng bằng. Các triệu chứng này có thể cải thiện với thể dục vì thế nguy cơ té ngã cũng có thể giảm xuống.
Luyện tập thể dục có thể cải thiện các chức năng về vận động, tư duy và trí nhớ. Ngoài ra, thể dục cũng có những tác động tích cực lên diện mạo, khí sắc và các tương tác về mặt xã hội. Người bệnh có thể đạt được:
+ Sức cơ tay chân tốt hơn
+ Tăng sức cơ thân trục
+ Tăng độ dẻo dai của cơ
Các loại thể dục nào được khuyến cáo với người bệnh Parkinson? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không có loại thể dục nào tốt hơn loại nào. Điều quan trọng là người bệnh Parkinson hãy tham gia loại hình thể dục khiến mình thích thú và sẽ tiếp tục luyện tập
Các bài tập có thể bao gồm các bài tập về tim mạch (máy đạp xe, máy đi bộ) và nâng tạ nhẹ nhàng. Đừng tập quá sức hoặc thực hiện các bài tập có nguy cơ gây ra té ngã. Các nhà khoa học đã đưa ra một số loại hình phù hợp với người bệnh Parkinson bao gồm:
- Bài tập thái cực quyền
- Bài tập nhảy tango
- Bài tập với máy chạy bộ
- Bài tập đạp xe
Tuy nhiên, ở mỗi cá thể thì sẽ được các bác sĩ gợi ý để tập luyện cho phù hợp nhằm cải thiện cho từng triệu chứng.
- Luyện tập thái cực quyền: Sẽ được các bác sĩ khuyến cáo để giúp cải thiện kiểm soát tư thế. Nếu người bệnh Parkinson luyện tập cũng có thể cải thiện khả năng kiểm soát trọng tâm, giảm nguy cơ và số lần té ngã.
- Luyện tập nhảy tango: Sẽ được các bác sĩ khuyến khích nhằm hỗ trợ cơ thể và cả não bộ. Người bệnh Parkinson luyện tập sẽ có thể giúp tăng khả năng phối hợp với người khác, nhận biết về không gian và khả năng tập trung.
- Luyện tập với máy chạy bộ: Sẽ được các bác sĩ khuyến khích người bệnh Parkinson vận động nhằm cải thiện cách đi lại, bước đi hoặc bước chạy (dáng bộ). Hoạt động này sẽ cải thiện tốc độ, chiều dài bước và nhịp bước đi. Điều chỉnh tốc độ và độ dốc để bài tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng về vấn đề té ngã.
- Đối với tập luyện xe đạp: Sẽ được các bác sĩ khuyến khích hoạt động này giúp người bệnh Parkinson có thể cải thiện tốc độ đi và guồng chân.
Tóm lại: Bệnh Parkinson gây nhiều khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh do: run, cứng khớp, cử động chậm chạp, dễ té ngã, mất thăng bằng, mất ngủ… Việc tập thể dục không ngăn chặn được sự phát triển của bệnh Parkinson nhưng sẽ giúp cải thiện các cơ, tăng tính linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng của người bệnh.
Người bệnh Parkinson cần có chế độ luyện tập thể dục khoa học, phù hợp, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh và tình trạng sức khỏe của mình, có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu.
Các bài tập không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh, nhưng tập luyện có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson.