Hà Nội có thể tăng giá nước sạch từ tháng 7, mức cao nhất dự kiến là 27.000 đồng/m3/hộ/tháng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, hộ cư dân nội thành tiêu dùng mức đến 10m3, số tiền phải chi thêm khoảng 15.270 đồng/tháng; mức tăng dự kiến với nhóm sản xuất, kinh doanh dịch vụ là khoảng 20%. Giá nước sạch mới sẽ tác động khoảng 0,17% đến CPI.

Theo tờ trình về phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt của Sở Tài chính gửi đến UBND TP Hà Nội, đối với hộ gia đình, cứ 10m3 đầu tiên (hộ/tháng), chi phí tăng từ 5.973 đồng/m3 lên 7.500 đồng/m3, từ tháng 7/2023 và tăng lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024.

Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu hộ gia đình sử dụng trên 30 m3/tháng.

Với nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt (đã thẩm định, tính toán) ở khu vực nội thành hiện đang ở mức 100 – 150 lít/người/ngày. Tương đương 10 – 16m3/hộ/tháng thì số tiền phải chi thêm là 15.000 – 26.000 đồng/tháng.

Theo Sở Tài chính Hà Nội, hộ cư dân nội thành tiêu dùng mức đến 10m3, số tiền phải chi thêm khoảng 15.270 đồng/tháng.

Theo Sở Tài chính Hà Nội, hộ cư dân nội thành tiêu dùng mức đến 10m3, số tiền phải chi thêm khoảng 15.270 đồng/tháng.

Tại nông thôn, mức dùng 50 - 70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng một tháng.

Đối với các nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì mức giá nước tăng khoảng 20% so với mức chi trả hiện nay.

Theo Sở Tài chính, hiện nay, các chi phí cấu thành giá nước sạch cơ bản đều tăng, đơn cử như tiền lương vùng, chi phí điện, cùng các loại thuế, phí như thuế Tài nguyên, chi phí dịch vụ môi trường rừng, thuế khai thác tài nguyên nước…

Ngoài ra, so với thời điểm trước đây, cơ cấu nguồn nước mặt tăng lên, giảm khai thác nguồn nước ngầm. Khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do: Chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm, vì vậy cộng hưởng làm giá thành sản xuất nước sạch tăng so với trước đây.

Mức tăng thiết kế theo lộ trình 2 đợt. Mức tăng mới tác động khoảng 0,17% chỉ số giá tiêu dụng (CPI) và không tác động lớn đến giá các loại hàng hóa, dịch vụ có liên quan, không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị.

Theo Sở Xây dựng, hiện tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn TP Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngđ.

Với tổng công suất này, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân.

Lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện rượu nấu thủ công không rõ nguồn gốc tại Triều Khúc, Thanh Trì.

B.Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ha-noi-co-the-tang-gia-nuoc-sach-tu-thang-7-muc-cao-nhat-du-kien-la-27000-dong-m3-ho-thang-172230508164215742.htm