Cây cầu Lạc Thành hơn 400 tuổi ở huyện Tinh Đức, tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã bị nước lũ cuốn trôi vào khoảng 14 giờ chiều ngày 6/7. Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra mức độ thiệt hại cũng như ngăn cản người dân tới gần cây cầu này. Ảnh: Weibo.
Được xây dựng từ thời nhà Minh, Lạc Thành là cây cầu cổ lớn thứ hai của tỉnh An Huy. Trước khi bị lũ cuốn trôi, cầu Lạc Thành dài khoảng 150m, rộng 6m và cao 9m. Ảnh: Twitter.
Trận lũ vừa qua đã phá hủy hơn 2/3 cây cầu. Tuy nhiên, cầu Lạc Thành chỉ là một trong nhiều cây cầu bị nước lũ cuốn trôi, phá hủy ở Trung Quốc những ngày qua. Ảnh chụp màn hình.
Hôm 7/7, cầu cổ Trấn Hải ở quận Đồn Khê, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, cũng bị nước lũ phá hủy nghiêm trọng. Ảnh: CD.
Phần thân cầu bị đứt đoạn và sau đó gần như toàn bộ cây cầu cổ đã sập. Ảnh: News.cn.
Cầu Trấn Hải được xây dựng vào năm 1536, dưới triều đại nhà Minh. Cây cầu này còn được biết với tên gọi "cầu Lão Đại", nằm ở khu vực giao nhau của 3 con sông là Tân An, Suất Thủy và Hoành Giang. Ảnh: News.cn.
Trước khi bị nước lũ tàn phá, cây cầu này dài 133m. Cây cầu từng được trùng tu 3 lần dưới thời nhà Thanh. Ảnh: CD.
Ngày 8/7, lũ quét đã phá hủy và cuốn trôi một phần hành lang mái đình bằng gỗ của cây cầu Thải Hồng 800 năm tuổi ở Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình.
Cầu Thải Hồng, có nghĩa là "Cầu Vồng" trong tiếng Trung, được xây dựng thời nhà Tống vào thế kỷ thứ 12. Cầu dài 140 mét, rộng hơn 3 mét; chân cầu gồm 4 trụ đá. Chính quyền địa phương cho hay cầu sẽ được tu sửa sau khi nước rút. Ảnh chụp màn hình.
Cầu Thải Hồng là di tích lịch sử quốc gia, được coi là một trong những cây cầu cổ đẹp nhất Trung Quốc và là cây cầu cổ được thiết kế khoa học nhất. Ảnh: Cầu Thải Hồng trước khi bị nước lũ cuốn trôi một phần. Ảnh: Baidu.
Mời độc giả xem thêm video: Lũ lụt, lở đất chôn vùi 40 người ở Trung Quốc (Nguồn video: VTC14)
Thiên An (T.H)