Hàn Quốc loại biên tiêm kích F-4 Phantom II sau 55 năm phục vụ

Hàn Quốc quyết định loại biên tiêm kích F-4E Phantom II vào hôm 7/6, chính thức đóng lại kỷ nguyên 55 năm phục vụ của chiến đấu cơ Phantom II trong biên chế không quân nước này.

Hàn Quốc, một trong bốn quốc gia cuối cùng vẫn còn sử dụng tiêm kích F-4E Phantom II đã chính thức ngừng hoạt động của dòng chiến đấu cơ này vào hôm 7/6/2024.

Buổi lễ ngừng hoạt động của biến thể F-4E Phantom II cũng đã khép lại vai trò quan trọng của những chiếc Phantom II trong việc bảo vệ Hàn Quốc trong suốt 55 năm qua.

Thay thế vai trò của những chiếc F-4E Phantom II là chiến đấu cơ F-35 hiện đại.

Cùng với đó là những chiếc KF-21 được Hàn Quốc phát triển trong nước.

Cùng với đó là những chiếc KF-21 được Hàn Quốc phát triển trong nước.

Lễ ngừng hoạt động diễn tại căn cứ không quân Suwon, phía bắc tỉnh Kyunggi, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik.

Tham dự có nhiều nhà lãnh đạo quân sự khác, cũng như những phi công đã lái dòng chiến đấu cơ Phantom II của Hàn Quốc.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Shin cho biết: “55 năm qua, sự hiện diện của chiến đấu cơ Phantom II đã đánh dấu lịch sử huy hoàng của không quân Hàn Quốc.

Với sự hiện diện của chiến đấu cơ Phantom II, không quân Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt qua sức mạnh không quân của Triều Tiên khi đó.

Hai trong số các phi công tham gia chuyến xuất kích cùng chiến đấu cơ F-4E cuối cùng đáp xuống căn cứ không quân Suwon hôm 7/6.

Hai trong số các phi công tham gia chuyến xuất kích cùng chiến đấu cơ F-4E cuối cùng đáp xuống căn cứ không quân Suwon hôm 7/6.

Chiếc F-4E tham gia chuyến xuất kích cuối cùng quay trở lại căn cứ không quân Suwon trước khi từ giã bầu trời.

Chiếc F-4E tham gia chuyến xuất kích cuối cùng quay trở lại căn cứ không quân Suwon trước khi từ giã bầu trời.

Bốn phi công tham gia lần xuất kích cuối cùng tạo dáng bên tiêm kích F-4E Phantom II trước ống kính.

Bốn phi công tham gia lần xuất kích cuối cùng tạo dáng bên tiêm kích F-4E Phantom II trước ống kính.

Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Shin, một cặp chiến đấu cơ F-4E Phantom II đã cất cánh bay một vòng trước khi đáp xuống Suwon, đánh dấu chuyến bay lần cuối cùng.

Khi hai chiếc F-4E Phantom II hạ cánh, Bộ trưởng Quốc phòng Shin đã treo vòng hoa chúc mừng lên mũi máy bay và viết thông điệp kỷ niệm trên thân một trong số chúng: “Vượt xa huyền thoại, tiến tới tương lai”.

Khi hai chiếc F-4E Phantom II hạ cánh, Bộ trưởng Quốc phòng Shin đã treo vòng hoa chúc mừng lên mũi máy bay và viết thông điệp kỷ niệm trên thân một trong số chúng: “Vượt xa huyền thoại, tiến tới tương lai”.

Tổng cộng Hàn Quốc đã vận hành 187 chiếc Phantom II với ba phiên bản khác nhau.

Không quân Hàn Quốc ban đầu nhận được 18 chiếc phiên bản F-4 Phantom II trị giá 64 triệu USD do Mỹ viện trợ.

Không quân Hàn Quốc ban đầu nhận được 18 chiếc phiên bản F-4 Phantom II trị giá 64 triệu USD do Mỹ viện trợ.

Việc đào tạo phi hành đoàn và nhân viên bảo trì cho Hàn Quốc bắt đầu tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, Arizona, vào năm 1968.

Việc đào tạo phi hành đoàn và nhân viên bảo trì cho Hàn Quốc bắt đầu tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, Arizona, vào năm 1968.

Sáu chiếc F-4 Phantom II đầu tiên đã từ từ căn cứ McClellan, California, Mỹ bay đến căn cứ không quân Daegu, Hàn Quốc vào ngày 29 tháng 8 năm 1969, sau khi dừng tiếp nhiên liệu ở Hawaii, Guam và Okinawa.

Sáu chiếc F-4 Phantom II đầu tiên đã từ từ căn cứ McClellan, California, Mỹ bay đến căn cứ không quân Daegu, Hàn Quốc vào ngày 29 tháng 8 năm 1969, sau khi dừng tiếp nhiên liệu ở Hawaii, Guam và Okinawa.

Vào năm 1993, Seoul đã quyết định nâng cấp 38 chiếc Phantom II phiên bản F-4E để kéo dài thời gian sử dụng.

F-4E Phantom II là biến thể nâng cấp mạnh nhất của chiến đấu cơ F-4, loại máy bay nổi tiếng của Mỹ.

F-4E Phantom II được không quân Mỹ sử dụng tới tận năm 1996. Công bằng mà nói, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ thành công của Mỹ.

F-4E Phantom II ra đời với việc cải tiến hệ thống điện tử và nhất là việc tích hợp khẩu pháo hàng không M61 vulcam vào ngay dưới mũi máy bay.

F-4E Phantom II ra đời với nhiều cải tiến sâu rộng từ việc tích hợp lại pháo hàng không, thùng nhiên liệu được tích hợp thêm vào thân máy bay để tăng tầm bay cũng như việc trang bị động cơ và hệ thống điện tử mới.

Chiếc F-4E Phantom II đầu tiên được chuyển giao cho Không quân vào tháng 10 năm 1967 với nhiều cải tiến vượt trội. Mẫu máy bay này, với một thùng nhiên liệu bổ sung cho thân máy bay.

F-4E cũng được nâng cấp với thanh slat nơi mép trước cánh giúp cải thiện đáng kể độ cơ động ở góc tấn lớn bằng cách hy sinh đôi chút tốc độ tối đa.

Những chiếc F-4E được trang bị động cơ General Electric J79-GE-17A mạnh hơn với lực đẩy 79,6 kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc Mach 2,23.

F-4E được trang bị radar trinh sát phía trước AN/APQ-99, radar AN/APD-10 để tìm kiếm xung quanh.

Bên cạnh đó chúng còn trang bị hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-55, thiết bị phát hiện hồng ngoại AN/AAS-18A, thiết bị cảnh báo radar J/APR-2 và camera giám sát dạng pod treo ngoài.

F-4E cũng được trang bị máy tính AN/ASQ-91, thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất ARW-77, chúng được tích hợp thêm khả năng tiếp liệu trên không cũng như mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

F-4E cũng được trang bị máy tính AN/ASQ-91, thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất ARW-77, chúng được tích hợp thêm khả năng tiếp liệu trên không cũng như mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

F-4E có thể mang được trên 8.480 kg các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.

F-4E có thể mang được trên 8.480 kg các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.

Không quân Mỹ đã nhận những chiếc F-4E đầu tiên vào năm 1967, ngay sau đó chúng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để sử dụng trong nước cũng như cấp cho các đồng minh.

Không quân Mỹ đã nhận những chiếc F-4E đầu tiên vào năm 1967, ngay sau đó chúng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để sử dụng trong nước cũng như cấp cho các đồng minh.

Ước tính đã có hơn 1000 chiếc F-4E được Mỹ bán cho các đồng minh của mình, năng lực tác chiến của chiếc F-4E được thể hiện rõ nét khi chúng tham gia cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 và 1982.

Ước tính đã có hơn 1000 chiếc F-4E được Mỹ bán cho các đồng minh của mình, năng lực tác chiến của chiếc F-4E được thể hiện rõ nét khi chúng tham gia cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 và 1982.

Nếu những chiếc F-4 đời đầu bị rụng cánh tại chiến trường Việt Nam thì tại chiến trường Trung Đông điều ngược lại đã xảy ra, hàng loạt máy bay MiG của khối Ả Rập bị F-4E bắn cháy.

Nếu những chiếc F-4 đời đầu bị rụng cánh tại chiến trường Việt Nam thì tại chiến trường Trung Đông điều ngược lại đã xảy ra, hàng loạt máy bay MiG của khối Ả Rập bị F-4E bắn cháy.

Năng lực tác chiến của F-4E vượt trội so với các bản tiền nhiệm.

Năng lực tác chiến của F-4E vượt trội so với các bản tiền nhiệm.

Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh, F-4E Phantom II là máy bay chủ lực của không quân hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.

Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh, F-4E Phantom II là máy bay chủ lực của không quân hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.

F-4E cũng trở tthành chiến đấu cơ phổ biến nhất khối NATO khi chúng có khả năng cơ động cao, đảm đương nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiếm ưu thế trên không, áp chế phòng không và ném bom chiến thuật.

F-4E cũng trở tthành chiến đấu cơ phổ biến nhất khối NATO khi chúng có khả năng cơ động cao, đảm đương nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiếm ưu thế trên không, áp chế phòng không và ném bom chiến thuật.

Hiện nay biến thể F-4E 2020T Terminator nâng cấp từ F-4E được đánh giá là có sức chiến đấu ngang tầm với những chiến đấu cơ hiện đại thế hệ thứ 4.

Hiện nay biến thể F-4E 2020T Terminator nâng cấp từ F-4E được đánh giá là có sức chiến đấu ngang tầm với những chiến đấu cơ hiện đại thế hệ thứ 4.

Trong tập trận giả định, những chiếc F-4E Terminator đã 8 lần bắn hạ những chiếc Su-27 mà không chịu tổn thất nào.

Trong tập trận giả định, những chiếc F-4E Terminator đã 8 lần bắn hạ những chiếc Su-27 mà không chịu tổn thất nào.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/han-quoc-loai-bien-tiem-kich-f-4-phantom-ii-sau-55-nam-phuc-vu-post579145.antd