Hàng trăm tàu thuyền 'khoác áo mới' rực rỡ ra khơi đầu năm

Sáng mùng 3 Tết Kỷ Hợi, hàng nghìn ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) trang hoàng cờ Tổ quốc, băng rôn, bong bóng, hoa tươi... hừng hực ra khơi mừng đón mùa xuân mới.

Làng chài Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), nơi bà con ngư dân duy trì lễ hội cầu ngư truyền thống vào mùng 3 Tết hàng năm. Lễ hội này mang đậm nét văn hóa biển độc đáo ở vùng duyên hải miền Trung.

Làng chài Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), nơi bà con ngư dân duy trì lễ hội cầu ngư truyền thống vào mùng 3 Tết hàng năm. Lễ hội này mang đậm nét văn hóa biển độc đáo ở vùng duyên hải miền Trung.

Dưới tiết trời nắng ấm đầu xuân, nhóm trai, gái làng chài mặc trang phục rực rỡ vào vai diễn viên hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung), hát sắc bùa đậm nét văn hóa biển đảo trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Dưới tiết trời nắng ấm đầu xuân, nhóm trai, gái làng chài mặc trang phục rực rỡ vào vai diễn viên hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung), hát sắc bùa đậm nét văn hóa biển đảo trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Họ hòa mình giữa không gian lễ hội cầu ngư diễn hát sắc bùa mong ước bà con làng chài mùa xuân mới, ra khơi bội thu thủy sản, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Họ hòa mình giữa không gian lễ hội cầu ngư diễn hát sắc bùa mong ước bà con làng chài mùa xuân mới, ra khơi bội thu thủy sản, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Nhóm thanh niên làng chài xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) trong trang phục truyền thống diễn xướng hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung). Hơn 46 năm tham gia lễ hội cầu ngư ở làng chài Sa Huỳnh, nghệ nhân Nguyễn Thuận (67 tuổi, ngụ xã Phổ Thạnh), bộc bạch mỗi lần vào vai trưởng lái trong đội hò bả trạo đầu năm mới tôi cảm thấy mình như trẻ lại, lòng phấn khởi tự hào về di sản văn hóa của tổ tiên được lưu giữ, bảo tồn truyền đời cho con cháu hôm nay và mai sau.

Nhóm thanh niên làng chài xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) trong trang phục truyền thống diễn xướng hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung). Hơn 46 năm tham gia lễ hội cầu ngư ở làng chài Sa Huỳnh, nghệ nhân Nguyễn Thuận (67 tuổi, ngụ xã Phổ Thạnh), bộc bạch mỗi lần vào vai trưởng lái trong đội hò bả trạo đầu năm mới tôi cảm thấy mình như trẻ lại, lòng phấn khởi tự hào về di sản văn hóa của tổ tiên được lưu giữ, bảo tồn truyền đời cho con cháu hôm nay và mai sau.

Sau khi kết thúc phần hội với các trò chơi dân gian, các vị bô lão chủ vạn làng chài thành kính tế cáo thần linh cùng các vị thần biển cả, sau đó đánh trống rộn vang làm lễ mở cửa biển đầu năm.

Sau khi kết thúc phần hội với các trò chơi dân gian, các vị bô lão chủ vạn làng chài thành kính tế cáo thần linh cùng các vị thần biển cả, sau đó đánh trống rộn vang làm lễ mở cửa biển đầu năm.

Hàng trăm tàu thuyền được trang hoàng cờ Tổ quốc, bong bóng đỏ, băng rôn mang dòng chữ: "Mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Kỷ Hợi, mừng Đảng quang vinh" cùng chùm bóng bay rực rỡ sắc màu khí thế hừng hực ra khơi đầu xuân mới.

Hàng trăm tàu thuyền được trang hoàng cờ Tổ quốc, bong bóng đỏ, băng rôn mang dòng chữ: "Mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Kỷ Hợi, mừng Đảng quang vinh" cùng chùm bóng bay rực rỡ sắc màu khí thế hừng hực ra khơi đầu xuân mới.

Nhìn từ trên cao, từng đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi đầu xuân mới theo từng tổ, đội với tinh thần đoàn kết tương trợ nhau trên biển.

Nhìn từ trên cao, từng đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi đầu xuân mới theo từng tổ, đội với tinh thần đoàn kết tương trợ nhau trên biển.

Theo quan niệm của ngư dân Sa Huỳnh, mùng 3 Tết là ngày tốt nên năm nào ngư dân cũng chọn ngày này để "mở cửa biển" đầu năm, với mong muốn mỗi chuyến ra khơi đánh bắt đều thuận buồm xuôi gió, thuyền về tôm cá đầy khoang.

Theo quan niệm của ngư dân Sa Huỳnh, mùng 3 Tết là ngày tốt nên năm nào ngư dân cũng chọn ngày này để "mở cửa biển" đầu năm, với mong muốn mỗi chuyến ra khơi đánh bắt đều thuận buồm xuôi gió, thuyền về tôm cá đầy khoang.

 Hàng nghìn người dân cùng du khách reo hò, dùng điện thoại chụp ảnh cổ vũ từng đoàn tàu thuyền nối đuôi vươn ra khơi đầu năm mới gặp nhiều may mắn.

Hàng nghìn người dân cùng du khách reo hò, dùng điện thoại chụp ảnh cổ vũ từng đoàn tàu thuyền nối đuôi vươn ra khơi đầu năm mới gặp nhiều may mắn.

 Theo lãnh đạo UBND xã Phổ Thạnh, lễ hội cầu ngư hay còn gọi là lễ ra quân đánh bắt thủy sản đầu năm mới diễn ra theo nghi lễ truyền thống của địa phương hàng năm vào mùng 3 Tết. Lễ này có ý nghĩa đặc biệt là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được mùa cá tôm.

Theo lãnh đạo UBND xã Phổ Thạnh, lễ hội cầu ngư hay còn gọi là lễ ra quân đánh bắt thủy sản đầu năm mới diễn ra theo nghi lễ truyền thống của địa phương hàng năm vào mùng 3 Tết. Lễ này có ý nghĩa đặc biệt là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được mùa cá tôm.

Tàu mẹ - tàu con rẽ sóng ra khơi đầu xuân mới. Toàn xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) có gần 1.000 tàu cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động chủ yếu hành nghề lưới vây rút chì, câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại nên vụ mùa năm 2018, ngư dân địa phương đánh bắt thủy sản bội thu, trung bình mỗi lao động thu nhập 120 triệu đồng/năm; nhiều chủ tàu thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Tàu mẹ - tàu con rẽ sóng ra khơi đầu xuân mới. Toàn xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) có gần 1.000 tàu cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động chủ yếu hành nghề lưới vây rút chì, câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại nên vụ mùa năm 2018, ngư dân địa phương đánh bắt thủy sản bội thu, trung bình mỗi lao động thu nhập 120 triệu đồng/năm; nhiều chủ tàu thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

 Khoảnh khắc đoàn tàu thuyền của ngư dân vượt sóng ra khơi ở cửa biển Sa Huỳnh.

Khoảnh khắc đoàn tàu thuyền của ngư dân vượt sóng ra khơi ở cửa biển Sa Huỳnh.

Xã Phổ Thạnh (khoanh đỏ) ở Quảng Ngãi. Ảnh: Google Maps.

Xã Phổ Thạnh (khoanh đỏ) ở Quảng Ngãi. Ảnh: Google Maps.

Minh Hoàng - Bùi Trung

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/hang-tram-tau-thuyen-khoac-ao-moi-ruc-ro-ra-khoi-dau-nam-post914885.html