Hành trình 20 năm đưa bản thảo của bậc thầy âm nhạc Nga về quê hương - Kỳ 1

Giữa thời kỳ chống văn hóa Nga không khác gì Chiến tranh Lạnh hiện nay, một nhà từ thiện người Mỹ đã tặng một bản sao kỹ thuật số của bản thảo viết tay của bậc thầy dương cầm Sergei Rachmaninoff để xuất bản trên một ấn bản học thuật.

Nhà xuất bản Âm nhạc Nga đang chuẩn bị cho ra mắt một ấn bản học thuật độc đáo: bản thảo viết tay của bản giao hưởng thứ hai của nhà soạn nhạc người Nga Sergei Rachmaninoff. Nhà sưu tập nghệ thuật và nhà từ thiện người Mỹ, ông Robert Owen Lehman Jr., đã giao cho nhà xuất bản trên bản sao kỹ thuật số của bản thảo vốn từ lâu được cho là đã mất. Mất 20 năm bản thảo hiếm này mới trở về Nga.

Kỳ 1: Bản thảo mất tích

Hình ảnh bản thảo viết tay của Sergei Rachmaninoff. Ảnh: Sotheby’s

Hình ảnh bản thảo viết tay của Sergei Rachmaninoff. Ảnh: Sotheby’s

Nhiều người cho rằng bản giao hưởng thứ hai chiếm vị trí trung tâm trong tác phẩm của Sergei Rachmaninoff. Ông đã sáng tác tác phẩm này vào năm 1907 - 1908 khi ông sống cùng gia đình tại Dresden sau hai mùa diễn thành công với vai trò chỉ huy tại Nhà hát Bolshoi ở Moskva. Buổi ra mắt bản giao hưởng diễn ra vào tháng 1/1908 tại Nhà hát Mariinsky dưới sự chỉ đạo của Sergei Rachmaninoff và nhận được thành công vang dội. Tác giả luôn đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao cho tác phẩm của mình. Bản giao hưởng đầu tiên của ông thất bại vào năm 1897 và đã khiến ông phải chịu một thử thách tinh thần nghiêm trọng.

Sergei Rachmaninoff từng viết: “Sau bản giao hưởng này, tôi đã không sáng tác gì thêm trong khoảng ba năm. Tôi như một người bị đột quỵ, đầu và tay như bị cướp đi suốt một thời gian dài... Tôi sẽ không cho ra mắt bản giao hưởng này và tôi sẽ cấm cho biểu diễn nó trong di chúc của mình”.

Nhiều người cho rằng bản thảo viết tay của bản giao hưởng thứ hai đã mất tích suốt nhiều thập kỷ cho đến khi bất ngờ xuất hiện tại một cuộc đấu giá của Sotheby’s vào năm 2004. Sự xuất hiện của bản thảo, vốn do một nhà sưu tập người châu Âu ẩn danh giữ, đã gây bất ngờ không chỉ cho các nhà nghiên cứu âm nhạc mà còn cho người thừa kế của nhà soạn nhạc vĩ đại – cháu trai của Sergei Rachmaninoff, ông Alexandre Rachmaninoff, người đang sinh sống tại Thụy Sĩ.

Ông Alexandre Rachmaninoff đã có ý định kiện chủ sở hữu để chứng minh rằng họ không có quyền sở hữu bản nhạc này, nhưng ông Dmitry Dmitriev, Giám đốc Nhà xuất bản Âm nhạc Nga, đã ngăn chặn kế hoạch đó.

At the time, work was in full swing at Russian Music Publishing on the ‘Sergei Rachmaninoff. Critical Edition of the Complete Works (RCW)’.

Vào thời điểm đó, công việc đang diễn ra sôi nổi tại Nhà xuất bản Âm nhạc Nga liên quan nhà soạn nhạ Sergei Rachmaninoff: Phiên bản quan trọng của tác phẩm hoàn chỉnh (RCW)'.

Ông Dmitry Dmitriev nói: “Giá trị của nó nằm ở chỗ các bản thảo viết tay của Sergei Rachmaninoff ẩn chứa một tác phẩm chưa được biết đến và chưa từng công bố mà cộng đồng âm nhạc toàn cầu vẫn chưa được nghe. Nói cách khác, về cơ bản đây là một sự tái khám phá”.

Ông Alexandre Rachmaninoff đã dành nhiều năm để quảng bá các tác phẩm của người ông thiên tài, tổ chức các lễ hội và cuộc thi mang tên ông và hỗ trợ các nhạc sĩ trẻ tài năng. Khi ông, vốn là một luật sư, biết rằng bản thảo gốc của một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Sergei Rachmaninoff đang được bán đấu giá với mức giá quá cao, ông đã rơi vào tình thế nan giải. Theo lời ông Dmitriev, đã mất không ít công sức để thuyết phục ông Alexandre Rachmaninoff không rút bản thảo khỏi phiên đấu giá và đâm đơn kiện vì chủ sở hữu hoàn toàn có thể đã chọn cách “ẩn mình” cùng với tài liệu quý báu đó.

Ông Dmitriev kể: “Thực sự đã phải dùng rất nhiều nỗ lực ngoại giao để tôi thuyết phục ông Alexandre Rachmaninoff không rút bản thảo khỏi phiên đấu giá nhằm giữ cho bản thảo này không bị mất tích. Ông ấy đã gọi cho tôi và bày tỏ phẫn nộ về việc này. Ông muốn kiện đòi trả lại ngay lập tức, áp đặt các khoản phạt và vân vân. Chúng tôi nhanh chóng hiểu rằng tâm trạng đó có thể gây nguy hiểm, khiến bản thảo độc nhất vô nhị này biến mất thêm 50 hay 80 năm nữa”.

Lập luận của Giám đốc Nhà xuất bản Âm nhạc Nga đã có tác dụng. Ông Alexandre Rachmaninoff đã đồng ý để lại bản thảo này tại phiên đấu giá với một số điều khoản pháp lý và đã đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu. Nhà đấu giá Sotheby’s đã phân loại lại phiên đấu giá này là phiên đấu giá kín và bản nhạc đã được bán cho Tổ chức Tabor với giá 800.000 bảng Anh, kèm theo nghĩa vụ gửi lưu giữ tại Thư viện Anh ở London và đảm bảo quyền tiếp cận cho các nhà nghiên cứu.

Có vẻ như bản thảo của bản giao hưởng thứ hai cuối cùng sẽ được công khai. Không ai có thể ngờ rằng sau đó, nó lại tiếp tục bị giấu kín trong nhiều năm.

Theo mô tả trên trang web của Sotheby’s, bản thảo này thực sự là một phát hiện vô giá đối với các nhà nghiên cứu. Bản thảo là tài liệu gồm 320 trang được bảo quản tốt (chỉ thiếu bốn trang đầu và một phần của trang cuối), giúp các học giả hiểu rõ về bản phối khí gốc.

Ông Dmitriev giải thích rằng Tổ chức Tabor chỉ cần tài liệu này như một tài sản đầu tư, mua về để sau đó bán lại. Rủi ro do các bản sao kỹ thuật số có khả năng bị lan truyền có thể làm giảm tính độc đáo của bản thảo và do đó làm giảm giá trị tiềm năng trong các phiên đấu giá tương lai. Vì vậy, bản nhạc chỉ được trưng bày công khai trong các sự kiện và triển lãm tại Thư viện Anh, trong khi ở những thời điểm khác, nó được giữ kín trong các bộ sưu tập riêng. Tất cả những gì các nhà nghiên cứu có thể xem chỉ là vài trang của bản thảo, được số hóa để chuẩn bị cho cuốn sách giới thiệu của phiên đấu giá tại Sotheby’s.

Ông Dmitry Dmitriev giải thích: “Ông Alexandre Rachmaninoff đã tiếp cận họ với một yêu cầu và Thư viện Anh cũng đã liên hệ với ban quản lý nhưng không có kết quả. Họ chỉ trưng bày bản thảo viết tay ở một số sự kiện và hoàn toàn không tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tiếp cận”.

Các tác phẩm âm nhạc gốc rất hiếm khi được đưa ra bán và có giá thành cực kỳ cao. Ví dụ, vào 12/2024, nhà đấu giá Christie’s đã giới thiệu một bộ sưu tập bản thảo âm nhạc của Beethoven, Wagner, Stravinsky, Verdi, Puccini, Ravel, Strauss, Mendelssohn và Debussy. Tờ phác thảo có chữ ký của Beethoven dành cho tứ tấu dây C, op. 59 số 3 là món đồ đắt nhất mà ước tính ban đầu dao động từ 100.000 đến 150.000 bảng Anh. Cuối cùng, tài liệu này đã được bán với giá 113.000 bảng Anh.

Sergei Rachmaninoff vào cuối những năm 1920. Ảnh: Getty Images

Sergei Rachmaninoff vào cuối những năm 1920. Ảnh: Getty Images

Năm 2016, một người mua ẩn danh đã mua bản gốc của bản giao hưởng số 2 của Gustav Mahler tại Sotheby’s với giá 4,5 triệu bảng Anh. Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận tài liệu này là bản thảo âm nhạc đắt nhất từng được bán đấu giá.

Ông Dmitriev cho biết: “Bản thảo viết tay là nguồn chính xác nhất của văn bản gần nhất với tác giả. Bản thảo này nắm giữ mọi chi tiết về ý định của tác giả. Khi các văn bản viết tay được chuyển thành dạng in, đặc biệt là trong âm nhạc, điều này dẫn đến ‘khoảnh khắc diễn giải’. Rất nhiều thay đổi xảy ra trong quá trình chuyển đổi văn bản viết tay thành văn bản in. Nhiều chi tiết của văn bản gốc bị bỏ qua và nhiều sắc thái bị chuẩn hóa. Do đó, hai văn bản khác nhau sẽ xuất hiện. Vì lý do này, bất kỳ bản thảo viết tay nào – dù là của Bach, Beethoven, Mozart hay Sergei Rachmaninoff – đều có giá trị cao như vậy vì về cơ bản là phương tiện duy nhất giữ được văn bản gốc của tác giả”.

Không có gì ngạc nhiên khi những phiên đấu giá kiểu này thu hút chú ý lớn và đôi khi còn kết thúc bằng những vụ bê bối. Năm 2016, Sotheby’s đã không bán được một bản thảo của Beethoven (với mức giá ước đoán là 200.000 bảng Anh) sau khi Giáo sư Barry Cooper tại Đại học Manchester khẳng định rằng tài liệu này không do chính Beethoven viết mà do một người sao chép lại.

Kỳ cuối: Sự trở lại của bản giao hưởng thứ hai

Thùy Dương/Báo Tin tức (Theo RT)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/ho-so/hanh-trinh-20-nam-dua-ban-thao-cua-bac-thay-am-nhac-nga-ve-que-huong-ky-1-20250219161039798.htm