Quân đội Nga trong thời gian qua đã tiếp nhận nhiều hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ mới, giúp Moskva tự tin khẳng định đủ khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất của đối phương.
Việc tiếp nhận và triển khai chiến đấu đối với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat giúp lực lượng răn đe hạt nhân Nga buộc bất kỳ đối thủ nào, kể cả Mỹ cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng những hành động của mình trong mọi hoàn cảnh cũng như thời gian.
Ngoài Sarmat, Nga còn có thể tiến hành một cuộc tấn công toàn cầu "nhanh như chớp" thông qua việc sử dụng hệ thống tên lửa siêu thanh 15P771 Avangard để đáp trả các hành động của NATO, việc mục tiêu nằm ở châu Âu hay Bắc Mỹ là phải vấn đề quan trọng.
Avangard là loại ICBM được trang bị tới 10 đầu đạn siêu thanh dẫn đường 15Yu71 (Yu-71) với khả năng vận động rất linh hoạt, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 28 Mach và di chuyển trong phạm vi độ cao 70 - 100 km.
Với vận tốc và độ cao cực lớn của Avangard, chưa có một hệ thống phòng không hay phòng thủ tên lửa tối tân nào kể cả Patriot, THAAD hay Aegis của Mỹ có thể đánh chặn vũ khí này một cách hiệu quả.
Theo nhận xét, hệ thống điện tử hay các thiết bị tìm kiếm tích hợp bên trong tên lửa đánh chặn của Mỹ không thể hoạt động hiệu quả ở tốc độ 3,5 - 5 km/s bởi nhiệt độ quá lớn sản sinh ra từ ma sát với không khí.
Tình trạng trên dĩ nhiên cũng áp dụng cho các tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp phòng thủ THAAD, cũng như đạn RIM-161B (SM-3 Block IA) và một số loại tên lửa khác trang bị cho các hệ thống phòng không khác nhau.
Hiện tại những tổ hợp Patriot, THAAD hay Aegis là thành phần chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ, đảm nhiệm "bao phủ" kín mọi cự ly, từ tầm gần cho tới tầm xa.
Ngoài ra đối với các tổ hợp Patriot mang tên lửa đánh chặn tầm gần MIM-104F PAC-3MSE, hay tên lửa phòng không dẫn đường RIM-174ERAM (SM-6) của hệ thống Aegis, do chỉ số năng lượng thiếu nên không có khả năng đánh chặn Avangard ở tốc độ lớn và độ cao trên 35 km.
Trong khi đó tên lửa RS-28 Sarmat, bên cạnh 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 80 kt mỗi đơn vị thì chúng còn mang theo một bộ phương tiện bổ sung để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Đó là những mô hình cỡ lớn, phản xạ lưỡng cực và bẫy hồng ngoại, cũng như hệ thống tác chiến điện tử tự động, sẽ gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với những hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa RS-28 Sarmat ngoài quỹ đạo bay phức tạp, còn giúp cho đầu đạn có khả năng vượt qua cự ly 18 nghìn km, thậm chí tấn công qua ngả Nam Cực - nơi Mỹ không triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tầm bắn cực lớn của Sarmat đạt được nhờ vào việc hiện đại hóa động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-264, trước đây từng được sử dụng trong ICBM hạng nặng R-36M (RS-20A hay Satan theo mã NATO).
Nhưng một lần nữa cần nhấn mạnh đó chỉ là những thông số trên lý thuyết, còn tính năng kỹ chiến thuật thực sự của tên lửa chiến lược Nga chưa từng được kiểm chứng kỹ lưỡng ngoài thực địa.