Hiện trạng khu đất cải tạo nối dài công viên ven sông Sài Gòn

Dự kiến công viên ven sông Sài Gòn sẽ được mở rộng từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km và tổng diện tích 10 ha. Công viên này được thiết kế hiện đại, trang bị nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.

Mới đây, TP đề xuất cải tạo khu đất ven sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son tới cầu Thủ Thiêm phía TP Thủ Đức, nhằm tạo ra không gian vui chơi, giải trí, sáng tạo và luyện tập thể dục thể thao của người dân và du khách khi đến tham quan TP.HCM.

 Dự kiến công viên ven sông Sài Gòn sẽ được mở rộng dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km và tổng diện tích 10 ha. Ảnh: Nguyễn Tiến

Dự kiến công viên ven sông Sài Gòn sẽ được mở rộng dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km và tổng diện tích 10 ha. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Chiều ngang tính từ mép bờ sông vào trong khoảng 100 – 120 m, thuộc phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức có tổng diện tích trên 11.000 m2. Ảnh: Nguyễn Tiến

Chiều ngang tính từ mép bờ sông vào trong khoảng 100 – 120 m, thuộc phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức có tổng diện tích trên 11.000 m2. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Khu đất có vị trí từ cầu Thủ Thiêm đến cầu Ba Son, nối liền công viên bờ sông phía khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Nguyễn Tiến

Khu đất có vị trí từ cầu Thủ Thiêm đến cầu Ba Son, nối liền công viên bờ sông phía khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Hiện khu vực là thảm thực vật tự nhiên, địa hình không bằng phẳng, hướng địa hình thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Tiến

Hiện khu vực là thảm thực vật tự nhiên, địa hình không bằng phẳng, hướng địa hình thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Nơi đây có ưu thế mặt bằng rộng, hướng bờ sông, góc nhìn đối diện sang quận 1 và quận Bình Thạnh, sẽ là nơi thuận lợi để tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Tiến

Nơi đây có ưu thế mặt bằng rộng, hướng bờ sông, góc nhìn đối diện sang quận 1 và quận Bình Thạnh, sẽ là nơi thuận lợi để tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Theo ghi nhận của PLO, hiện nay hầu hết khu vực này đều phủ kín bởi cỏ lau rậm rạp, um tùm. Ảnh: Nguyễn Tiến

Theo ghi nhận của PLO, hiện nay hầu hết khu vực này đều phủ kín bởi cỏ lau rậm rạp, um tùm. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Dưới chân cầu Thủ Thiêm vẫn còn một số căn nhà lụp xụp ven sông cùng nhiều thuyền bè neo đậu. Ảnh: Nguyễn Tiến

Dưới chân cầu Thủ Thiêm vẫn còn một số căn nhà lụp xụp ven sông cùng nhiều thuyền bè neo đậu. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Nhiều người dân chọn nơi đây là điểm nghỉ ngơi, uống nước hoặc câu cá. Ảnh: Di Linh

Nhiều người dân chọn nơi đây là điểm nghỉ ngơi, uống nước hoặc câu cá. Ảnh: Di Linh

 Các loại phế liệu từ quá trình xây dựng và rác thải vương vãi gây mất vệ sinh môi trường... Ảnh: Di Linh

Các loại phế liệu từ quá trình xây dựng và rác thải vương vãi gây mất vệ sinh môi trường... Ảnh: Di Linh

 Đa phần người dân ở đây chủ yếu là người lao động, buôn bán nhỏ lẻ, làm chài lưới, thu gom phế liệu, sống ven sông từ nhiều năm nay. Ảnh: Di Linh

Đa phần người dân ở đây chủ yếu là người lao động, buôn bán nhỏ lẻ, làm chài lưới, thu gom phế liệu, sống ven sông từ nhiều năm nay. Ảnh: Di Linh

 Trước thông tin khu đất này sẽ được quy hoạch thành công viên ven sông Sài Gòn hiện đại và tiện ích, người dân háo hức chờ đợi sự thay đổi diện mạo mới của bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Di Linh

Trước thông tin khu đất này sẽ được quy hoạch thành công viên ven sông Sài Gòn hiện đại và tiện ích, người dân háo hức chờ đợi sự thay đổi diện mạo mới của bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Di Linh

 Hơn 60 năm sinh sống tại khu vực này, bà Ngô Mỹ Lệ, ngụ TP. Thủ Đức, TP.HCM, cũng nóng lòng mong khu đất sớm được cải tạo thành công viên. Bà hy vọng không chỉ cảnh quan đô thị được chỉnh trang, mà gia đình bà cũng sớm có chỗ an cư mới, không còn phải chịu cảnh nhếch nhác, ngập lụt dưới chân cầu. “Chừng nào được đền bù thì mình đi, chứ sống ở đây khổ lắm, ở trên mưa thì dột nước ở dưới mưa thì nước ngập. Nhưng nghĩ đến đi chỗ khác thuê nhà thì không có tiền, phải chi 3,4 triệu một tháng thực sự cũng khó khăn” - bà Lệ chia sẻ. Ảnh: Di Linh

Hơn 60 năm sinh sống tại khu vực này, bà Ngô Mỹ Lệ, ngụ TP. Thủ Đức, TP.HCM, cũng nóng lòng mong khu đất sớm được cải tạo thành công viên. Bà hy vọng không chỉ cảnh quan đô thị được chỉnh trang, mà gia đình bà cũng sớm có chỗ an cư mới, không còn phải chịu cảnh nhếch nhác, ngập lụt dưới chân cầu. “Chừng nào được đền bù thì mình đi, chứ sống ở đây khổ lắm, ở trên mưa thì dột nước ở dưới mưa thì nước ngập. Nhưng nghĩ đến đi chỗ khác thuê nhà thì không có tiền, phải chi 3,4 triệu một tháng thực sự cũng khó khăn” - bà Lệ chia sẻ. Ảnh: Di Linh

 Anh Nguyễn Thanh Kiên - ngụ Quận Tân Bình, TP.HCM - cho biết: “Tôi thường xuyên ra đây uống cà phê và hóng mát, nếu cải tạo nơi đây thành công viên được thì rất tốt cho người dân. Thoáng mát, sạch sẽ và đẹp hơn rất nhiều, nhất là khu vực ven sông này” - Anh Kiên nói. Ảnh: Di Linh

Anh Nguyễn Thanh Kiên - ngụ Quận Tân Bình, TP.HCM - cho biết: “Tôi thường xuyên ra đây uống cà phê và hóng mát, nếu cải tạo nơi đây thành công viên được thì rất tốt cho người dân. Thoáng mát, sạch sẽ và đẹp hơn rất nhiều, nhất là khu vực ven sông này” - Anh Kiên nói. Ảnh: Di Linh

 Mặc dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn đặt niềm tin vào một tương lai, nơi cuộc sống của họ có sự thay đổi tích cực và đầy hy vọng. Ảnh: Di Linh

Mặc dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn đặt niềm tin vào một tương lai, nơi cuộc sống của họ có sự thay đổi tích cực và đầy hy vọng. Ảnh: Di Linh

Với diện tích hiện hữu 10ha, sau khi cải tạo, tổ hợp công viên sẽ tạo mỹ quan cho cả khu trung tâm quận 1 và ngã ba kênh Thị Nghè giao với sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Tiến

 Dự kiến công viên ven sông Sài Gòn sẽ được thực hiện bằng hình thức xã hội hóa và hoàn thành trước tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Nguyễn Tiến

Dự kiến công viên ven sông Sài Gòn sẽ được thực hiện bằng hình thức xã hội hóa và hoàn thành trước tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Nguyễn Tiến

NGUYỄN TIẾN

DI LINH

Nguồn PLO: https://plo.vn/hien-trang-khu-dat-cai-tao-noi-dai-cong-vien-ven-song-sai-gon-post819070.html