Hiện trạng vị trí dự kiến xây cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4 kết nối TP Thủ Đức và quận 7 với tổng mức đầu tư khoảng 6.030 tỷ đồng đang được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đẩy nhanh các thủ tục để khởi công dịp 30/4/2025.

 Cầu Thủ Thiêm 4 có điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại khu vực giao với đường dẫn cầu Tân Thuận 2, quận 7. Điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Cơ Thạch tại nút giao đường Nguyễn Cơ Thạch - Bùi Thiện Ngộ, TP Thủ Đức.

Cầu Thủ Thiêm 4 có điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại khu vực giao với đường dẫn cầu Tân Thuận 2, quận 7. Điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Cơ Thạch tại nút giao đường Nguyễn Cơ Thạch - Bùi Thiện Ngộ, TP Thủ Đức.

 Theo thiết kế, cầu Thủ Thiêm 4 dài 2,1 km với 6 làn xe vận tốc 60 km/h. Cầu đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Sala (TP Thủ Đức) tại giao lộ đường Nguyễn Cơ Thạch và đường Bùi Thiện Ngộ.

Theo thiết kế, cầu Thủ Thiêm 4 dài 2,1 km với 6 làn xe vận tốc 60 km/h. Cầu đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Sala (TP Thủ Đức) tại giao lộ đường Nguyễn Cơ Thạch và đường Bùi Thiện Ngộ.

 Phia bên bờ Nguyễn Cơ Thạch (TP Thủ Đức) đã hình thành nhiều khu đô thị hiện đại như Sala, Empire City, The Metropole Thủ Thiêm... Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Phia bên bờ Nguyễn Cơ Thạch (TP Thủ Đức) đã hình thành nhiều khu đô thị hiện đại như Sala, Empire City, The Metropole Thủ Thiêm... Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.

 Hiện tại, hàng loạt biệt thự, nhà phố, cao ốc văn phòng mọc san sát nhau xung quanh tuyến đường Nguyễn Cơ Thạch, TP Thủ Đức.

Hiện tại, hàng loạt biệt thự, nhà phố, cao ốc văn phòng mọc san sát nhau xung quanh tuyến đường Nguyễn Cơ Thạch, TP Thủ Đức.

 Còn ở phía bờ quận 7, vị trí dự kiến xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 sẽ đi ngang qua cụm cảng Tân Thuận đang hoạt động.

Còn ở phía bờ quận 7, vị trí dự kiến xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 sẽ đi ngang qua cụm cảng Tân Thuận đang hoạt động.

 Theo kế hoạch, cảng Tân Thuận sẽ được di dời và khu vực này sẽ trở thành công viên ven sông phục vụ du lịch, kinh tế.

Theo kế hoạch, cảng Tân Thuận sẽ được di dời và khu vực này sẽ trở thành công viên ven sông phục vụ du lịch, kinh tế.

 Cách đây 2 năm, Khu chế xuất Tân Thuận cũng được đề xuất di dời nhà máy, kho bãi để phát triển thành khu dịch vụ văn phòng, khách sạn, thương mại chất lượng cao.

Cách đây 2 năm, Khu chế xuất Tân Thuận cũng được đề xuất di dời nhà máy, kho bãi để phát triển thành khu dịch vụ văn phòng, khách sạn, thương mại chất lượng cao.

 Mới đây, UBND TP.HCM kiến nghị Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét chỉ đạo chấp thuận chủ trương vận dụng Nghị quyết 98 để triển khai thực hiện lập, thẩm định chủ trương đầu tư một số dự án, trong đó có cầu Thủ Thiêm 4.

Mới đây, UBND TP.HCM kiến nghị Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét chỉ đạo chấp thuận chủ trương vận dụng Nghị quyết 98 để triển khai thực hiện lập, thẩm định chủ trương đầu tư một số dự án, trong đó có cầu Thủ Thiêm 4.

 Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT), dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và TP Thủ Đức dài hơn 2 km với 6 làn xe. Cây cầu có thiết kế đặc biệt là có thể nâng hạ nhịp chính với tĩnh không tối đa 45 m để tàu thuyền đi lại thuận tiện.

Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT), dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và TP Thủ Đức dài hơn 2 km với 6 làn xe. Cây cầu có thiết kế đặc biệt là có thể nâng hạ nhịp chính với tĩnh không tối đa 45 m để tàu thuyền đi lại thuận tiện.

 Trước đây, cầu Thủ Thiêm 4 được nghiên cứu có tĩnh không thông thuyền (khoảng cách tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu) là 10 m, bị cho là quá thấp, cản trở tàu thuyền, kìm hãm phát triển du lịch, giao thông. Phương án trên cũng khiến cảng Sài Gòn (quận 4) mất lợi thế là nơi tiếp nhận tàu biển chở khách du lịch lớn.

Trước đây, cầu Thủ Thiêm 4 được nghiên cứu có tĩnh không thông thuyền (khoảng cách tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu) là 10 m, bị cho là quá thấp, cản trở tàu thuyền, kìm hãm phát triển du lịch, giao thông. Phương án trên cũng khiến cảng Sài Gòn (quận 4) mất lợi thế là nơi tiếp nhận tàu biển chở khách du lịch lớn.

 Để giải quyết bài toán này, Sở GTVT TP.HCM đề xuất xây cầu Thủ Thiêm 4 với thiết kế độc đáo dạng nhịp mở với 4 trụ tháp bằng bê tông cốt thép cùng với hệ nâng. Thiết kế này giúp nhịp cầu chính dài 80 m có thể nâng tĩnh không từ 15 m lên tối đa 45 m, giúp tàu thuyền lớn dễ dàng qua lại. Ảnh: PORTCOAST.

Để giải quyết bài toán này, Sở GTVT TP.HCM đề xuất xây cầu Thủ Thiêm 4 với thiết kế độc đáo dạng nhịp mở với 4 trụ tháp bằng bê tông cốt thép cùng với hệ nâng. Thiết kế này giúp nhịp cầu chính dài 80 m có thể nâng tĩnh không từ 15 m lên tối đa 45 m, giúp tàu thuyền lớn dễ dàng qua lại. Ảnh: PORTCOAST.

 Cầu Thủ Thiêm 4 khi hoàn thành ngoài thúc đẩy Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển còn rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh qua các quận 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh. Dự án cũng giúp giảm ùn tắc xung quanh các cảng Bến Nghé, Khu chế xuất Tân Thuận, đường Huỳnh Tấn Phát tại quận 7.

Cầu Thủ Thiêm 4 khi hoàn thành ngoài thúc đẩy Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển còn rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh qua các quận 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh. Dự án cũng giúp giảm ùn tắc xung quanh các cảng Bến Nghé, Khu chế xuất Tân Thuận, đường Huỳnh Tấn Phát tại quận 7.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://znews.vn/hien-trang-vi-tri-du-kien-xay-cau-thu-thiem-4-post1480623.html