Hình tượng hổ trên hàng chục cổ vật vô giá của Việt Nam (2)

Trên cổ vật Việt, hình tượng hổ mang những ý nghĩa đa dạng, từ họa tiết trang trí thông tường đến những quy định về phẩm trật trong quan chế thời phong kiến...

 Hình tượng hổ trên đĩa gốm Chu Đậu, thế kỷ 15. Hiện vật thuộc bộ sưu tập Nguyễn Văn Dòng.

Hình tượng hổ trên đĩa gốm Chu Đậu, thế kỷ 15. Hiện vật thuộc bộ sưu tập Nguyễn Văn Dòng.

 Gạch trang trí hình hổ, sóng nước thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

Gạch trang trí hình hổ, sóng nước thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

Gạch trang trí hình hổ, thế kỷ 16.

Gạch trang trí hình hổ, thế kỷ 16.

Tượng hổ của làng gốm Bát Tràng niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).

Tượng hổ của làng gốm Bát Tràng niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).

Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17, hiện vật thuộc một công trình cổ ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17, hiện vật thuộc một công trình cổ ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Hổ trong bộ tượng 12 con giáp (Thập nhị chi) bằng đá ngọc (thiếu tượng Tuất), thuộc về hoàng cung triều Nguyễn xưa.

Hổ trong bộ tượng 12 con giáp (Thập nhị chi) bằng đá ngọc (thiếu tượng Tuất), thuộc về hoàng cung triều Nguyễn xưa.

Chân đèn trang trí hình hổ - voi mang ảnh hưởng phương Tây, đồ đồng pháp lam thời Nguyễn, thế kỷ 19.

Chân đèn trang trí hình hổ - voi mang ảnh hưởng phương Tây, đồ đồng pháp lam thời Nguyễn, thế kỷ 19.

Hình hổ trên một tấm bổ tử thời nhà Nguyễn. Bổ tử là tấm vài hình vuông được đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của quan lại phong kiến. Quan chế triều Nguyễn quy định bổ tử thêu hình hổ được gắn trên phẩm phục quan võ hàm tứ phẩm.

Hình hổ trên một tấm bổ tử thời nhà Nguyễn. Bổ tử là tấm vài hình vuông được đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của quan lại phong kiến. Quan chế triều Nguyễn quy định bổ tử thêu hình hổ được gắn trên phẩm phục quan võ hàm tứ phẩm.

Cận cảnh đôi hổ trên bức tranh thêu đề chữ "Cương tỏa phong thanh" (ý tả vẻ uy dũng của hổ khiến gió cũng phải lặng tiếng), vật phẩm cung tiến năm 1952.

Cận cảnh đôi hổ trên bức tranh thêu đề chữ "Cương tỏa phong thanh" (ý tả vẻ uy dũng của hổ khiến gió cũng phải lặng tiếng), vật phẩm cung tiến năm 1952.

Một bức tranh thêu hình hổ săn hươu, niên đại đầu thế kỷ 20.

Một bức tranh thêu hình hổ săn hươu, niên đại đầu thế kỷ 20.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hinh-tuong-ho-tren-hang-chuc-co-vat-vo-gia-cua-viet-nam-2-1665889.html