Hổ tướng Quan Vũ được 'cao nhân' nào truyền thụ 28 chiêu thức đao pháp?

Trong lịch sử Trung Quốc, hổ tướng Quan Vũ được ca ngợi là người trí dũng song toàn. Ông dùng thành thạo Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng hơn 40 kg nhờ được 'cao nhân' truyền thụ 28 chiêu thức đao pháp.

Năm vị tướng được xếp vào Ngũ hổ tướng của Lưu Bị gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Trong đó, hổ tướng Quan Vũ được xếp đứng đầu. Quan Vũ được ca ngợi là người trí dũng song toàn, có sức khỏe hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách như: chém Hoa Hùng, đại tướng của Đổng Trác, chém Nhan Lương, Văn Xú, 2 tướng tài của Viên Thiệu, vượt 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo...

Năm vị tướng được xếp vào Ngũ hổ tướng của Lưu Bị gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Trong đó, hổ tướng Quan Vũ được xếp đứng đầu. Quan Vũ được ca ngợi là người trí dũng song toàn, có sức khỏe hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách như: chém Hoa Hùng, đại tướng của Đổng Trác, chém Nhan Lương, Văn Xú, 2 tướng tài của Viên Thiệu, vượt 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo...

Mãnh tướng Quan Vũ là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán khi đã hỗ trợ đắc lực cho Lưu Bị xây dựng vương triều hùng mạnh. Theo đó, ông là danh tướng có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội thời bấy giờ. Mỗi khi nhắc đến Quan Vũ, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một vị tướng oai phong lẫm liệt, có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao và cưỡi ngựa Xích Thố.

Mãnh tướng Quan Vũ là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán khi đã hỗ trợ đắc lực cho Lưu Bị xây dựng vương triều hùng mạnh. Theo đó, ông là danh tướng có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội thời bấy giờ. Mỗi khi nhắc đến Quan Vũ, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một vị tướng oai phong lẫm liệt, có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao và cưỡi ngựa Xích Thố.

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Thanh Long Yển Nguyệt Đao được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu. Thanh đao này nặng 82 cân thời xưa (tương đương với 49,2 kg ngày nay). Liên quan đến cuộc đời Quan Vũ, giai thoại dân gian lưu truyền câu chuyện võ tướng này được một "cao nhân" truyền dạy 28 chiêu thức đao pháp.

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Thanh Long Yển Nguyệt Đao được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu. Thanh đao này nặng 82 cân thời xưa (tương đương với 49,2 kg ngày nay). Liên quan đến cuộc đời Quan Vũ, giai thoại dân gian lưu truyền câu chuyện võ tướng này được một "cao nhân" truyền dạy 28 chiêu thức đao pháp.

Tương truyền, khi chưa xuất sơn, đi theo phò tá Lưu Bị, Quan Vũ là thanh niên nhiệt huyết, ngày ngày chăm chỉ tập luyện đao pháp. Vào một hôm, ông ra ngọn núi sau nhà để luyện võ thì bất ngờ nghe thấy tiếng của một con vượn cười quái lạ.

Tương truyền, khi chưa xuất sơn, đi theo phò tá Lưu Bị, Quan Vũ là thanh niên nhiệt huyết, ngày ngày chăm chỉ tập luyện đao pháp. Vào một hôm, ông ra ngọn núi sau nhà để luyện võ thì bất ngờ nghe thấy tiếng của một con vượn cười quái lạ.

Thậm chí, con vượn còn bắt chước tư thế luyện võ của Quan Vũ bằng cách nhặt một cành cây dưới mặt đất rồi múa may theo. Tức giận với hành động của con vượn, Quan Vũ định lấy thanh đao dọa nó đi chỗ khác. Nhưng sau đó, ông nghĩ lại không nên động thủ với con vượn vì nó chỉ là súc sinh. Nếu để người khác biết được thì ông sẽ bị cười chê.

Thậm chí, con vượn còn bắt chước tư thế luyện võ của Quan Vũ bằng cách nhặt một cành cây dưới mặt đất rồi múa may theo. Tức giận với hành động của con vượn, Quan Vũ định lấy thanh đao dọa nó đi chỗ khác. Nhưng sau đó, ông nghĩ lại không nên động thủ với con vượn vì nó chỉ là súc sinh. Nếu để người khác biết được thì ông sẽ bị cười chê.

Vì vậy, Quan Vũ tiếp tục luyện đao. Con vượn vẫn bắt chước các động tác của Quan Vũ với gương mặt tỏ ra sự khinh miệt. Lúc này, Quan Vũ tức giận vung đao về phía con vượn để hả giận nhưng không chém trúng nó lần nào. Không những vậy, ông còn bị con vượn cầm cành cây đánh trúng tay khiến Quan Vũ đau đớn không thể cầm đao được nữa.

Vì vậy, Quan Vũ tiếp tục luyện đao. Con vượn vẫn bắt chước các động tác của Quan Vũ với gương mặt tỏ ra sự khinh miệt. Lúc này, Quan Vũ tức giận vung đao về phía con vượn để hả giận nhưng không chém trúng nó lần nào. Không những vậy, ông còn bị con vượn cầm cành cây đánh trúng tay khiến Quan Vũ đau đớn không thể cầm đao được nữa.

Lúc này, con vượn càng đắc chí hơn và cầm thanh đao của Quan Vũ lên rồi sử dụng một cách thành thạo tạo thành một vòng sáng xoay quanh đao lướt qua lại nhanh như tia chớp và tỏa ra khí lạnh thấu xương.

Lúc này, con vượn càng đắc chí hơn và cầm thanh đao của Quan Vũ lên rồi sử dụng một cách thành thạo tạo thành một vòng sáng xoay quanh đao lướt qua lại nhanh như tia chớp và tỏa ra khí lạnh thấu xương.

Sau đó, con vượn ném thanh đao xuống đất rồi bỏ đi. Sau khi trấn tĩnh, Quan Vũ tin rằng đã gặp được thần vượn truyền dạy cho mình đao pháp cao cường. Trong những ngày tháng tiếp theo, ông luyện tập đao pháp và được thần vượn chỉ dạy cẩn thận.

Sau đó, con vượn ném thanh đao xuống đất rồi bỏ đi. Sau khi trấn tĩnh, Quan Vũ tin rằng đã gặp được thần vượn truyền dạy cho mình đao pháp cao cường. Trong những ngày tháng tiếp theo, ông luyện tập đao pháp và được thần vượn chỉ dạy cẩn thận.

Sau vài tháng, Quan Vũ đã học được 28 đao pháp. Lúc này, thần vượn mới vui vẻ rời đi. Do thần vượn không nói nên ông không biết bộ đao pháp tên là gì. Trong lúc đang suy nghĩ thì Quan Vũ thấy một dải lụa trắng từ trên trời rơi xuống có viết bài thơ: “Huyền nữ tọa hạ viên chân quân, vi thụ xuân thu thiên lý hành. Quân hậu bất khả sinh giải đãi, đào viên chi trung nhân chủ hưng”.

Sau vài tháng, Quan Vũ đã học được 28 đao pháp. Lúc này, thần vượn mới vui vẻ rời đi. Do thần vượn không nói nên ông không biết bộ đao pháp tên là gì. Trong lúc đang suy nghĩ thì Quan Vũ thấy một dải lụa trắng từ trên trời rơi xuống có viết bài thơ: “Huyền nữ tọa hạ viên chân quân, vi thụ xuân thu thiên lý hành. Quân hậu bất khả sinh giải đãi, đào viên chi trung nhân chủ hưng”.

Điều này giúp Quan Vũ nhận ra thần vượn là đồ đệ của Cửu Thiên Huyền Nữ - tiên nữ chỉ xuất hiện mỗi khi thiên tượng có đại biến, để dạy người ta binh thư và bí thuật, dẫn dắt hướng đi của lịch sử. Nhờ được "cao nhân" truyền dạy đao pháp, võ nghệ của Quan Vũ ngày càng tốt và từng bước trở thành một trong những cao thủ mạnh nhất thời Tam Quốc.

Điều này giúp Quan Vũ nhận ra thần vượn là đồ đệ của Cửu Thiên Huyền Nữ - tiên nữ chỉ xuất hiện mỗi khi thiên tượng có đại biến, để dạy người ta binh thư và bí thuật, dẫn dắt hướng đi của lịch sử. Nhờ được "cao nhân" truyền dạy đao pháp, võ nghệ của Quan Vũ ngày càng tốt và từng bước trở thành một trong những cao thủ mạnh nhất thời Tam Quốc.

Mời độc giả xem video: Nhiều người trẻ Trung Quốc "bán rong" kiến thức trên vỉa hè.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ho-tuong-quan-vu-duoc-cao-nhan-nao-truyen-thu-28-chieu-thuc-dao-phap-1874454.html