Hóa vàng mã cúng ông Công, ông Táo 2024 thế nào mới chuẩn?

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình thường mua bộ mã ông Công ông Táo về làm lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hóa vàng mã thế nào cho chuẩn.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo thường gồm quần áo, hia, tiền âm phủ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Tùy theo điều kiện thời gian, từng gia đình có thể cúng trước đó, vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp hàng năm.

Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, xưa nay các gia đình đều có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa các vị Táo về thiên đình.

Nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã.

Bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo thường được bày bán nhiều trước ngày 23 tháng Chạp. Ảnh minh họa

Bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo thường được bày bán nhiều trước ngày 23 tháng Chạp. Ảnh minh họa

Về việc hóa vàng mã, chia sẻ với báo Giao Thông, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, khi hóa vàng, không nên vội vàng, cần ngồi đốt cho cẩn thận, đốt hết và đặc biệt là chọn nơi hóa vàng.

"Phố chật mà hàng chục nhà cùng hóa thì thở sao được. Vậy cần tìm một nơi rộng rãi không gây hỏa hoạn, không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường để đốt.

Muốn đốt cháy hết thì phải từ từ, hóa lần lượt. Sau khi hóa vàng coi như các cụ đã nhận được rồi, có nghĩa lễ đã hoàn thành. Chỗ tro thì nên bón cây hoặc gói lại gửi xe rác, đừng vãi ra lối đi công cộng hoặc cửa nhà hàng xóm.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Minh Hoa (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hoa-vang-ma-cung-ong-cong-ong-tao-2024-the-nao-moi-chuan-a644488.html