Hoài niệm làng Cổ Am - vùng đất sinh ra nhiều bậc danh tài

Ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, có một ngôi làng cổ, cũng giống như bao làng quê khác, nhưng lại trở nên nổi tiếng từ bao đời nay bởi những huyền thoại được dệt nên và nhiều câu chuyện ly kỳ. Đây là vùng đất đã sinh ra nhiều bậc danh tài.

Những ngày cuối thu, chúng tôi có dịp trở lại làng Cổ Am, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cổ kính, rêu phong mà trầm mặc.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phần, công trình nghệ thuật độc đáo có niên đại trên 100 năm, hiện tọa lạc tại thôn Thuận Hòa, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Đình được khởi dựng vào thời Nguyễn, năm Tự Đức thứ 26 (1873) và được trùng tu vào năm 1926. Nơi đây thờ Khổng Hoàng Đại Vương, một công thần triều Lý (1010-1225), người có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Ảnh: Tiến Bảo

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phần, công trình nghệ thuật độc đáo có niên đại trên 100 năm, hiện tọa lạc tại thôn Thuận Hòa, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Đình được khởi dựng vào thời Nguyễn, năm Tự Đức thứ 26 (1873) và được trùng tu vào năm 1926. Nơi đây thờ Khổng Hoàng Đại Vương, một công thần triều Lý (1010-1225), người có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Ảnh: Tiến Bảo

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, Cổ Am trước đây được gọi là làng Cổ để dễ phân biệt với các làng khác có tên Am như: Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Nam Am, Liên Am…

Nhà thờ cổ của gia đình ông Trần Mỹ ở làng Cổ Am. Ảnh: Tiến Bảo.

Nhà thờ cổ của gia đình ông Trần Mỹ ở làng Cổ Am. Ảnh: Tiến Bảo.

Nhắc đến làng Cổ, người ta nghĩ ngay đến "làng khoa bảng", "đất cách mạng", "đất đẻ ra quan" bởi số lượng người tài, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ gần như đứng đầu tại Hải Phòng.

Làng Cổ Am từ xưa đến nay được nhiều người trong vùng biết đến. Ảnh: Tiến Bảo

Làng Cổ Am từ xưa đến nay được nhiều người trong vùng biết đến. Ảnh: Tiến Bảo

Theo truyền sử thì vùng đất ven sông biển phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thời xa xưa ấy đầy sú vẹt hoang vu có tên chung là Úm Mạt; những năm đầu công nguyên đã có dân cư làm ăn sinh sống.

Bức tường cổ tại Đình Phần, làng Cổ Am. Ảnh: Tiến Bảo

Bức tường cổ tại Đình Phần, làng Cổ Am. Ảnh: Tiến Bảo

Làng Cổ Am xưa nổi tiếng là một làng có truyền thống văn hiến - văn vật. Truyền thống học hành của làng xuất hiện nhiều nhân tài. Thời Nho học đã có câu "Đông Cổ Am - Nam Hành Thiện" nổi tiếng một vùng. Cổ Am là nơi định cư của nhiều dòng họ từ cuối thế kỷ X.

Trải qua hơn một nghìn năm xây dựng và đấu tranh, cùng với sự biến đổi của xã hội, làng đã vun đắp nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Thế kỷ XX với hai cuộc kháng chiến kéo dài, bom đạn kẻ thù đã làm tàn phá cơ sở hạ tầng, nhiều di tích bị hư hỏng và thất lạc.

Miếu Tràng, một di tích có kiến trúc độc đáo, dù đã hơn 100 năm tuổi với nhiều lớp rêu phong phủ kín, vẫn đứng uy nghi qua thời gian. Ảnh: Tiến Bảo

Miếu Tràng, một di tích có kiến trúc độc đáo, dù đã hơn 100 năm tuổi với nhiều lớp rêu phong phủ kín, vẫn đứng uy nghi qua thời gian. Ảnh: Tiến Bảo

Theo thần phả, thần tích và từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng, cùng với các làng xã khác thuộc huyện Vĩnh Bảo, Cổ Am thờ nhiều vị thần có công chống giặc ngoại xâm, bình Chiêm, chinh Man, phá Tống, diệt Nguyên - Mông.

Nhà thờ dòng tộc ông Trần Mỹ tại thôn Thuận Hòa, Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ảnh: Tiến Bảo

Nhà thờ dòng tộc ông Trần Mỹ tại thôn Thuận Hòa, Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ảnh: Tiến Bảo

Người dân Cổ Am, dù nghèo, vẫn lập đền miếu khang trang để tôn thờ những người bảo hộ dân làng, những vị quan thương dân như con. Đình, miếu Cổ Am thờ bốn vị thành hoàng, trong đó có Khổng Hoàng Đại Vương, một vị quan triều Lý, từng bỏ của riêng để cứu trợ dân chúng vào những năm mất mùa. Nam Hải Đại Vương, tức Thái úy Tô Hiến Thành triều Lý, khi tuần qua làng đã ban ơn cho dân chúng.

Bia cổ tại chùa Huệ Hương, Cổ Am, Vĩnh Bảo. Ảnh: Tiến Bảo

Bia cổ tại chùa Huệ Hương, Cổ Am, Vĩnh Bảo. Ảnh: Tiến Bảo

Cổ Am có chùa Mét là công trình kiến trúc đẹp do cụ Trần Khắc Trang, chủ xưởng xây cất. Hai nhà văn Trần Tiêu và Khái Hưng đều là di duệ của cụ Trần Khắc Trang.

Nhà văn hóa thôn Lê Lợi xây dựng từ năm 1943. Ảnh: Tiến Bảo

Nhà văn hóa thôn Lê Lợi xây dựng từ năm 1943. Ảnh: Tiến Bảo

Cổ Am có những dòng họ nổi tiếng. Ngoài họ Nguyễn với Trạng Trình Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ, như các môn đệ tôn vinh ông sau này; còn có họ Trần, một họ lớn vốn ở Tức Mạc (Nam Hà) di đến đây khai hoang lập ấp.

Theo gia phả họ Trần ở Cổ Am, một vọng tộc có nhiều nhà khoa bảng, thì thủy tổ họ Trần là một vị tướng chỉ huy cánh quân phía Bắc trong trận Hàm Tử nổi tiếng năm 1407, bị trọng thương, được đưa về Cổ Am dưỡng thương rồi sinh cơ lập nghiệp ở đây.

Chùa Mét là ngôi trường đầu tiên của danh nhân văn hóa lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng từ cuối thế kỷ 16. Ảnh: TIến Bảo

Chùa Mét là ngôi trường đầu tiên của danh nhân văn hóa lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng từ cuối thế kỷ 16. Ảnh: TIến Bảo

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi sinh ra, theo giai thoại, được các quan chiêm bốc chuyên theo dõi thiên tượng triều Bắc phương báo cáo rằng: "Có ngôi sao lạ to bằng cái đấu xuất hiện ở phương Nam, ứng với một chân nhân đã ra đời." Sau này, ông được phong tước Trình Tuyền hầu (do đó mới có tên Trạng Trình). Chu Sán, danh sĩ đời Minh, từng nhận xét: "An Nam Lý học hữu Trình Tuyền" - Nước Nam có Trình Tuyền hầu thông hiểu Lý số.

Toàn cảnh đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Tiến Bảo

Toàn cảnh đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Tiến Bảo

Cổ Am thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính, dưới triều Nguyễn, vào năm 1879 đã lập Tín Nghĩa Hội, chủ trương bình Tây phục quốc và từng đem nghĩa quân đánh thành Hà Nội. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu và Đào Văn Thê khởi nghĩa chống Pháp, khí thế mạnh mẽ, đã giết tri phủ và chiếm huyện lỵ.

:Làng Cổ Am còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Ảnh: Tiến Bảo

:Làng Cổ Am còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Ảnh: Tiến Bảo

Robin, thống sứ Bắc Kỳ đã cho máy bay ném xuống Cổ Am đến 57 quả bom (một con số đáng kinh hoàng vào thời đó), rồi dàn quân càn quét, đốt phá; nhưng vẫn không khuất phục được tinh thần và ý chí của người dân nơi đây.

Các kiến trúc xưa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp theo thời gian. Ảnh: Tiến Bảo.

Các kiến trúc xưa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp theo thời gian. Ảnh: Tiến Bảo.

Cổ Am trước khi Trạng Trình xuất thế, có nhiều địa danh mang những tên nôm na để quy ước, chỉ dùng cho mỗi việc định vị địa điểm, như ở nhiều các làng quê khác. Vậy mà khi Trạng Trình về quê ở ẩn thì xuất hiện những tên văn chương: quán Trung Tân, Am Bạch Vân, sông Tuyết Giang, gò Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngý Quần Ngọc, cầu Trường Xuân...

Về làng Cổ Am du khách như đi lạc vào những kiến trúc cổ vượt thời gian. Ảnh: Tiến Bảo

Về làng Cổ Am du khách như đi lạc vào những kiến trúc cổ vượt thời gian. Ảnh: Tiến Bảo

Sau này Cổ Am còn có hai nhà văn nổi tiếng trên vãn đàn Việt Nam một thời, đó là hai anh em Trần Tiêu, Trần Khánh Dư (tức Khái Hưng trong Tự Lực văn đoàn). Chùa Đông A ở đây do Trần Mỹ, phụ thân của hai nhà văn bỏ công tạo dựng.

Những bức vẽ phù điêu cổ. Ảnh: Tiến Bảo

Những bức vẽ phù điêu cổ. Ảnh: Tiến Bảo

Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và tập Đồng Khánh dư địa chí lược gọi cây thuốc lào là Tương tư thảo.

''Tương tư thảo'' - Cổ Am, vùng đất văn nhân hào kiệt có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc kỳ tài, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương nhớ như vậy.

Theo gia phả của các dòng họ thì thôn Gia Cát, thôn Thuận Hòa ngày nay có người đến ở trước, tiếp đến là rừng Mét thôn Lê Lợi, Minh Khai bây giờ, thôn Quốc Tuấn có dòng họ đến sau cũng ngót 400 năm.

Người Vĩnh Bảo nói chung và người Cổ Am nói riêng đều coi trọng sự học. Tài sản quý giá nhất ở mỗi gia đình nơi đây không phải là kho thóc đầy, cánh đồng xanh mướt, cây thuốc lào mà là những tấm bằng khen, giấy khen và tên tuổi lưu danh tại sổ vàng truyền thống của địa phương.

Vì thế, đã có nhiều lý giải cho rằng làng Cổ Am là dải đất “đầu rồng” nên cứ ai được sinh ra trên mảnh đất này thì hầu hết đều là người tài, làm quan, có chức sắc trong xã hội.

Người Vĩnh Bảo rất coi trọng sự học hành. Ảnh Tiến Bảo.

Người Vĩnh Bảo rất coi trọng sự học hành. Ảnh Tiến Bảo.

Theo số liệu thống kê, thời phong kiến, làng Cổ có 2 tiến sĩ được lập bia Văn Miếu, 1 phó bảng, 77 cử nhân, 81 tú tài. Thời cách mạng đến nay, cả làng Cổ có 80 người giữ học hàm phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ; 8 đại biểu Quốc hội và Ủy viên Trung ương Đảng; 3 nghệ sĩ, 6 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú; 5 Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú. Có thời điểm, bình quân, mỗi năm, xã Cổ Am có thêm 60 cử nhân, 5 thạc sĩ, 1 tiến sĩ.

Vĩnh Quân - Tiến Bảo

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/hoai-niem-lang-co-am-vung-dat-sinh-ra-nhieu-bac-danh-tai.html