Hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo sức bật cho nền kinh tế
Trong buổi họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lần thứ 18 vừa diễn ra tại TPHCM, bên cạnh đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Đến nay, công tác này đang được chỉ đạo quyết liệt, với tinh thần cải cách, đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hoàn thiện nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới.
Nhận định tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: Hiện nay, chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đã tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công theo tinh thần đột phá, cải cách để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Về giải pháp thực hiện, từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Để làm được điều này, theo ông, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Theo nhiều đại biểu, trong điều hành kinh tế - xã hội có nhiều điểm sáng với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng cao, tuy nhiên xét kỹ từng chi tiết, nhiều lĩnh vực còn chững lại so với mục tiêu đề ra.
Theo các đại biểu, để hoàn thành các mục tiêu phát triển, các bộ ngành cần phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; trình Quốc hội ban hành ngay trong Kỳ họp thứ 8 các dự án luật (sửa đổi) và các dự án một luật sửa nhiều luật về đầu tư, đầu tư công, tài chính, ngân sách nhà nước, tài sản công…
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 14 luật, 23 nghị quyết và cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024. Đồng thời đã ban hành và chỉ đạo ban hành 121 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành...
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!