Hội chứng Dumping: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Hội chứng Dumping là một tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Hội chứng Dumping còn được là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng, nó xảy ra khi thức ăn, đặc biệt là đường, di chuyển từ dạ dày vào ruột non quá nhanh.

1. Nguyên nhân gây hội chứng Dumping

NỘI DUNG:

1. Nguyên nhân gây hội chứng Dumping

2. Triệu chứng hội chứng Dumping

3. Hội chứng Dumping có lây không?

4. Phòng ngừa hội chứng Dumping

5. Điều trị hội chứng Dumping

Hội chứng Dumping-dạ dày rỗng do thức ăn di chuyển quá nhanh xuống ruột non thường liên quan đến sự thay đổi của dạ dày liên quan đến phẫu thuật, như khi môn vị (dạ dày) đã bị cắt bỏ trong phẫu thuật. Môn vị đóng vai trò như van đóng mở, làm rỗng dạ dày dần dần. Khi nó bị cắt bỏ, dạ dày tống thức ăn nhanh chóng vào ruột non.

Các tác động xấu này được cho là gây ra bởi việc tiết các hormone tiêu hóa ở ruột non, cũng như insulin tiết ra để xử lý lượng đường. Phẫu thuật dạ dày để giảm cân là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Hội chứng tiến triển trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật, hoặc ngay sau khi quay trở lại chế độ ăn uống bình thường. Dạ dày càng bị cắt bỏ nhiều, tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Đôi khi trở thành một rối loạn mạn tính.

2. Triệu chứng hội chứng Dumping

Các triệu chứng của hội chứng phổ biến nhất là trong bữa ăn hoặc trong vòng 15-30 phút sau bữa ăn. Chúng bao gồm:

Đường tiêu hóa:

Buồn nôn

Ói mửa

Co cứng cơ bụng

Tiêu chảy

Cảm giác đầy, chướng

Tim mạch:

Chóng mặt, hoa mắt

Tim đập nhanh

Các dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể xảy ra 1-3 giờ sau khi ăn. Điều này là do một số lượng lớn đường đi vào ruột non (tăng đường huyết). Khi hấp thu, cơ thể thải ra một lượng lớn insulin để hấp thụ đường, dẫn đến hạ đường huyết.

Các triệu chứng muộn của hội chứng Dumping có thể bao gồm:

Đổ mồ hôi

Đói

Mệt mỏi

Chóng mặt, hoa mắt

Nhầm lẫn

Tim đập nhanh

Ngất xỉu

Một nghiên cứu của hơn 1.100 người có phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thấy rằng khoảng 2/3 đã có các triệu chứng sớm và 1/3 có các triệu chứng muộn của hội chứng Dumping. Một số người gặp cả hai dấu hiệu/triệu chứng sớm và muộn. Không có vấn đề gì khi các triệu chứng phát triển, tuy nhiên, chúng có thể tồi tệ hơn sau một bữa ăn có lượng đường cao, đặc biệt một trong số đó là đường sucrose hoặc đường hoa quả fructose.

Hội chứng Dumping là một tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Hội chứng Dumping là một tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Nói tóm lại, do nguyên lý bệnh học của hội chứng Dumping là thức ăn bị đẩy xuống ruột non quá nhanh mà người bệnh thường gặp phải nhiều vấn đề về đường tiêu hóa trong đó chủ yếu là bị đau bụng, tiêu chảy, thường bị buồn nôn. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như bị sút cân, rối loạn dinh dưỡng, người bị kém ăn, cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi và bị các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Một số người có cả các dấu hiệu và triệu chứng sớm và muộn. Một số khác phát triển hội chứng Dumping sau vài năm phẫu thuật.

Hãy đến cơ sở y tế hoặc trao đổi với bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây: Xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng có thể là do hội chứng Dumping, thậm chí nếu bạn không có phẫu thuật; Triệu chứng của bạn không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống; Sụt cân do hội chứng Dumping...Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lên kế hoạch ăn uống thích hợp nhất.

3. Hội chứng Dumping có lây không?

Hội chứng Dumping có thể xảy ra sau bất kỳ tác động nào lên dạ dày cũng như sau khi cắt bỏ thực quản. Phẫu thuật dạ dày để giảm cân là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Vì không phải bệnh lây nhiễm nên hội chứng Dumping không lây.

4. Phòng ngừa hội chứng Dumping

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống mà bác sĩ đề nghị và bạn có thể tự thực hiện. Chúng có thể giúp duy trì dinh dưỡng tốt và giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

Ăn những bữa ăn nhỏ hơn. Cố gắng tiêu thụ khoảng sáu bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn.

Tránh các chất lỏng trong các bữa ăn. Chỉ uống nước giữa các bữa ăn. Tránh các chất lỏng nửa giờ trước khi ăn và nửa giờ sau khi ăn.

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng thấp carbohydrates, chẳng hạn như ngũ cốc, rau và trái cây chứa tinh bột. Tránh các thực phẩm có đường, bao gồm sucrose, glucose, fructose, dextrose, mật ong và xi-rô ngô. Tiêu thụ protein nhiều hơn. Nhiều người có thể chịu được một phần ăn nhỏ (một nửa chén) của pho mát, sữa hoặc sữa chua.

Nhai kĩ. Nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt có thể dễ dàng tiêu hóa.

Tăng lượng chất xơ. Psyllium, guar gum và pectin trong thực phẩm bổ sung có thể trì hoãn sự hấp thu carbohydrate trong ruột non. Pectin được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, chẳng hạn như đào, táo và mận.

Tránh uống rượu.

Tránh xa các loại thực phẩm có tính axit. Cà chua và trái cây có thể gây khó tiêu hóa cho một số người.

Sử dụng phương pháp nấu ăn ít chất béo. Chế biến thịt và các thực phẩm khác bằng cách luộc, hoặc nướng.

Tiêu thụ đầy đủ vitamin, sắt và canxi. Những chất này đôi khi có thể trở nên cạn kiệt sau phẫu thuật dạ dày. Thảo luận về vấn đề dinh dưỡng với các chuyên viên dinh dưỡng.

Nằm xuống nghỉ ngơi sau khi ăn. Điều này có thể làm chậm sự di chuyển của thức ăn vào ruột.

5. Điều trị hội chứng Dumping

Hầu hết các trường hợp hội chứng Dumping được cải thiện khi mọi người tìm hiểu cách ăn uống tốt hơn cho điều kiện bệnh và điều chỉnh hệ thống tiêu hóa. Có thể thay đổi chế độ ăn uống sẽ giải quyết các triệu chứng bệnh. Nếu không, bác sĩ có thể tư vấn loại thuốc hoặc phẫu thuật để giải quyết vấn đề.

Bác sĩ có thể kê một số thuốc để làm chậm việc tiêu hóa thực phẩm trong dạ dày, và làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng liên quan với hội chứng Dumping. Những loại thuốc này thích hợp nhất cho những người có dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, nhưng chúng không hẳn có tác dụng với tất cả mọi người.

Các loại thuốc mà bác sĩ thường xuyên chỉ định là:

Acarbose (Precose). Thuốc làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Bác sĩ thường chỉ định cho những bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, và nó cũng được thấy là có hiệu quả ở những người mắc hội chứng Dumping khởi phát muộn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đổ mồ hôi, đau đầu, đói đột ngột và yếu.

Octreotide (Sandostatin). Thuốc chống tiêu chảy có thể làm chậm quá trình di chuyển thức ăn vào ruột. Dùng thuốc này bằng cách tiêm dưới da. Hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ về cách thích hợp để tự-quản lý thuốc, bao gồm cả sự lựa chọn tối ưu cho các đường tiêm. Octreotide mang nguy cơ tác dụng phụ (tiêu chảy, phân cứng, sỏi mật, đầy hơi..) ở một số người, các bác sĩ khuyên bạn rằng nó chỉ dành cho những người không đáp ứng với phương pháp điều trị khác và những người không có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật để điều trị các trường hợp khó khăn của hội chứng Dumping có khả năng kháng nhiều cách tiếp cận cổ điển. Hầu hết các phương pháp này là kỹ thuật tái tạo, chẳng hạn như tái tạo lại môn vị, hoặc đang có ý định đảo ngược phẫu thuật dạ dày.

Một phương án cuối cùng cho những người không đáp ứng với bất kỳ điều trị khác là đặt một ống vào ruột non thông qua đó các chất dinh dưỡng có thể được vận chuyển.

BS Nguyễn Hữu Chung

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-dumping-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169250329094421075.htm