Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động 'Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau'.

 Toàn cảnh hội thảo. Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTVcho biết, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thông tin dự báo, cảnh báo KTTV là đầu vào của các ngành, lĩnh vực trong phòng, chống thiên tai, nông nghiệp, thủy điện.... Đặc biệt là thông tin về dự báo dựa trên tác động, cảnh báo thiên tai có vai trò rất quan trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo chia sẻ kiến thức cơ bản trong dự báo và cảnh báo dựa trên tác động (IbFW). IbFW là một cách tiếp cận có cấu trúc, kết hợp số liệu thiên tai, phơi lộ và tính dễ bị tổn thương để xác định rủi ro và hỗ trợ ra quyết định,mục tiêu cuối cùng là khuyến khích hành động sớm nhằm giảm thiệt hại và tổn thất về người do thiên tai gây ra. IbFW cung cấp thông tin cần thiết để giảm thiểu chi phí kinh tế - xã hội do hiểm họa thời tiết và khí hậu gây ra. Các tổ chức, cá nhân có thể đưa ra các quyết định quan trọng để đảm bảo có sẵn các nguồn lực và vật tư để hành động sớm, ứng phó ngay khi còn an toàn. Tại hội thảo, Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á hướng dẫn thành viên tham dự bài thực hành về xây dựng ma trận tác động của bão, lũ lụt. Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về vai trò của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và đặc biệt nhấn mạnh các thông tin về dự báo dựa trên tác động trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Qua hội thảo góp phần cung cấp những kinh nghiệm quốc tế về công tác dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn tại quốc tế và Việt Nam. Từ đó, hình thành các quy trình, cách làm để triển khai việc dự báo tác động thiên tai tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai một cách hiệu quả. Viết Đào

Toàn cảnh hội thảo. Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTVcho biết, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thông tin dự báo, cảnh báo KTTV là đầu vào của các ngành, lĩnh vực trong phòng, chống thiên tai, nông nghiệp, thủy điện.... Đặc biệt là thông tin về dự báo dựa trên tác động, cảnh báo thiên tai có vai trò rất quan trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo chia sẻ kiến thức cơ bản trong dự báo và cảnh báo dựa trên tác động (IbFW). IbFW là một cách tiếp cận có cấu trúc, kết hợp số liệu thiên tai, phơi lộ và tính dễ bị tổn thương để xác định rủi ro và hỗ trợ ra quyết định,mục tiêu cuối cùng là khuyến khích hành động sớm nhằm giảm thiệt hại và tổn thất về người do thiên tai gây ra. IbFW cung cấp thông tin cần thiết để giảm thiểu chi phí kinh tế - xã hội do hiểm họa thời tiết và khí hậu gây ra. Các tổ chức, cá nhân có thể đưa ra các quyết định quan trọng để đảm bảo có sẵn các nguồn lực và vật tư để hành động sớm, ứng phó ngay khi còn an toàn. Tại hội thảo, Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á hướng dẫn thành viên tham dự bài thực hành về xây dựng ma trận tác động của bão, lũ lụt. Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về vai trò của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và đặc biệt nhấn mạnh các thông tin về dự báo dựa trên tác động trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Qua hội thảo góp phần cung cấp những kinh nghiệm quốc tế về công tác dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn tại quốc tế và Việt Nam. Từ đó, hình thành các quy trình, cách làm để triển khai việc dự báo tác động thiên tai tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai một cách hiệu quả. Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/176240/hoi-thao-ve-du-bao,-canh-bao-dua-tren-tac-dong-thuc-tien.htm