Hợp tác doanh nghiệp: Giải pháp nâng cao kỹ năng cho người học

Mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một mô hình hợp tác phổ biến trên thế giới. Sự hợp tác này tác động rất tích cực tới hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học và đã không ngừng nâng cao chất lượng cho người học.

Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn phối hợp với Tập đoàn Aoyama - Nhật Bản tổ chức Hội thảo về nhu cầu nhân lực điều dưỡng.

Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn phối hợp với Tập đoàn Aoyama - Nhật Bản tổ chức Hội thảo về nhu cầu nhân lực điều dưỡng.

Tại Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, hợp tác doanh nghiệp được coi là một trong những công tác trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đưa nhà trường trở thành một đơn vị đào tạo nghề nghiệp uy tín tại TP.HCM và trong khu vực. Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và quyết tâm của bộ phận chức năng, công tác hợp tác doanh nghiệp đã được thực hiện đồng bộ trên các mặt hoạt động.

Nâng cao nhận thức và trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Xác định con người đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ tổ chức, đơn vị nào, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn luôn chú trọng đến bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn nhà trường và hướng tới cả cộng đồng xã hội. Nhà trường đã có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi tham gia các dự án hợp tác với nước ngoài, tham quan học tập trong và ngoài nước, nghiên cứu tìm hiểu các mô hình hợp tác liên kết giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả. Sau mỗi đợt học tập, cán bộ, giáo viên xây dựng báo cáo, kinh nghiệm học tập, đề án để triển khai tập huấn, trao đổi, nhân rộng cho các cán bộ, giáo viên khác.

Song song, nhà trường chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên. Ngoài việc học tập, trang bị kiến thức chuyên môn chuyên sâu, nhà trường phải tăng cường việc thăm quan, kiến tập tại các doanh nghiệp để nắm bắt đời sống thực tế tại doanh nghiệp, tiếp thu công nghệ mới, làm quen với cách vận hành các máy móc thiết bị mà nhà trường không có. Thậm chí, nhà trường còn khuyến khích cán bộ, giảng viên dành thời gian làm việc tại doanh nghiệp, nhằm tạo cơ sở cho quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Đặc biệt, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn luôn đề cao vai trò của đội ngũ lãnh đạo, bởi để liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp có hiệu quả, điều vô cùng quan trọng là các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường nhận thức, quyết tâm tạo mọi điều kiện đầu tư đúng mức các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Về việc xây dựng chương trình học

Việc xây dựng chương trình học cho học sinh, sinh viên trong trường, ngoài phải tuân thủ tuyệt đối quy định pháp luật như các thông tư, hướng dẫn hiện hành, còn cần bổ sung nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như chú trọng tăng thời lượng thực hành, phải có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các chuyên gia và đặc biệt là của các doanh nghiệp cho nội dung đào tạo.

Tổ chức gặp mặt học sinh, sinh viên trước khi đi thực tập tại Vinpearl Phú Quốc.

Tổ chức gặp mặt học sinh, sinh viên trước khi đi thực tập tại Vinpearl Phú Quốc.

Hằng năm, chương trình đào tạo phải được các doanh nghiệp cập nhật, bổ sung, góp ý để từng bước đào tạo theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh các giải pháp về chương trình đào tạo, vấn đề hình thức đào tạo cũng là một trong những vấn đề có ý nghĩa nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tại trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, hiện nay, để nâng cao năng lực thực hành cho người học, việc tăng thời lượng thực hành trong chương trình, việc đưa người học xuống học tập thực tế tại doanh nghiệp chính là từng bước đưa “học kỳ doanh nghiệp” triển khai trong đào tạo. Khi việc đào tạo thực tế tại doanh nghiệp được sự hỗ trợ của chính doanh nghiệp, trở thành một hình thức đào tạo cho tất cả mọi ngành nghề thì chắc chắn, kỹ năng nghề nghiệp, công nghệ sản xuất, kỷ luật lao động của người học sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Nâng cao mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Ngoài các giải pháp nêu trên, nhà trường còn thực hiện một số giải pháp đồng bộ hỗ trợ khác để nâng cao mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ nhất, tăng thời gian thực hành thực tập của người học tại doanh nghiệp. Thứ hai, là thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu. Đây là hình thức hợp tác cao nhất trong nhà trường và doanh nghiệp nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong nhà trường. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho cả hai bên. Nhà trường với đội ngũ giáo viên có trình độ, được trang bị phương pháp nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp những dự án, đề ra các giải pháp tăng tính khả thi, đem lại những lợi ích trực tiếp cho
doanh nghiệp.

Thứ ba, tổ chức các sự kiện như: hội nghị, hội thảo, chương trình giao lưu…

Thứ tư, nhà trường cần chủ động tìm kiếm, hình thành, củng cố và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp.

Thứ năm, định kỳ có trao đổi gặp gỡ giữa nhà trường và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo, lắng nghe ý kiến về chất lượng làm việc của học sinh đang thực tập hoặc làm việc tại doanh nghiệp.

Thứ sáu, tăng cường chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa cựu học sinh và nhà trường.

Đến nay tổng số doanh nghiệp có hợp tác với nhà trường là gần 200 công ty, bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo các cấp trải khắp các ngành nghề đang đào tạo của nhà trường. Trong đó có nhiều tập đoàn, công ty, bệnh viên lớn như Tập đoàn FPT, Công ty TNHH Vinpearl Phú Quốc, Tập đoàn Thế giới di động, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Phục hồi Chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp… Tại đây, người học được học tập, làm việc như những nhân viên thực sự nhưng có sự giám sát, hướng dẫn của đại diện doanh nghiệp. Ngoài học tập, rèn luyện kỹ năng, người học còn được hỗ trợ kinh phí (tùy theo ngành nghề) trong suốt quá trình học tập thực hành.

Các dự án hợp tác quốc tế cũng có nhiều thành tựu kể từ sau khi kết thúc đại dịch COVID-19. Có thể kể đến những đề án liên kết quốc tế với Tập đoàn Aoyama Nhật Bản, Trường Đại học Bách khoa Hàn Quốc - Chi nhánh số 6 về việc tổ chức các hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thu hút nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động tại các nước. Nhà trường phối hợp các doanh nghiệp tổ chức đào tạo ngoại ngữ miễn phí, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng cho người học để sẵn sàng tham gia thị trường lao động trong bối cảnh lao động trong các nhóm ngành được tự do di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Với những hoạt động nêu trên, có thể nói công tác hợp tác doanh nghiệp đã và đang được quan tâm, đầu tư đúng mức tại Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn góp phần nâng cao kỹ năng làm việc thực tế cho người học khi tốt nghiệp.

Nâng cao nhận thức và trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Xác định con người đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ tổ chức, đơn vị nào, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn luôn chú trọng đến bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn nhà trường và hướng tới cả cộng đồng xã hội. Nhà trường đã có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi tham gia các dự án hợp tác với nước ngoài, tham quan học tập trong và ngoài nước, nghiên cứu tìm hiểu các mô hình hợp tác liên kết giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả. Sau mỗi đợt học tập, cán bộ, giáo viên xây dựng báo cáo, kinh nghiệm học tập, đề án để triển khai tập huấn, trao đổi, nhân rộng cho các cán bộ, giáo viên khác.

Song song, nhà trường chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên. Ngoài việc học tập, trang bị kiến thức chuyên môn chuyên sâu, nhà trường phải tăng cường việc thăm quan, kiến tập tại các doanh nghiệp để nắm bắt đời sống thực tế tại doanh nghiệp, tiếp thu công nghệ mới, làm quen với cách vận hành các máy móc thiết bị mà nhà trường không có. Thậm chí, nhà trường còn khuyến khích cán bộ, giảng viên dành thời gian làm việc tại doanh nghiệp, nhằm tạo cơ sở cho quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Đặc biệt, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn luôn đề cao vai trò của đội ngũ lãnh đạo, bởi để liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp có hiệu quả, điều vô cùng quan trọng là các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường nhận thức, quyết tâm tạo mọi điều kiện đầu tư đúng mức các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Về việc xây dựng chương trình học

Việc xây dựng chương trình học cho học sinh, sinh viên trong trường, ngoài phải tuân thủ tuyệt đối quy định pháp luật như các thông tư, hướng dẫn hiện hành, còn cần bổ sung nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như chú trọng tăng thời lượng thực hành, phải có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các chuyên gia và đặc biệt là của các doanh nghiệp cho nội dung đào tạo.

Hằng năm, chương trình đào tạo phải được các doanh nghiệp cập nhật, bổ sung, góp ý để từng bước đào tạo theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh các giải pháp về chương trình đào tạo, vấn đề hình thức đào tạo cũng là một trong những vấn đề có ý nghĩa nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tại trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, hiện nay, để nâng cao năng lực thực hành cho người học, việc tăng thời lượng thực hành trong chương trình, việc đưa người học xuống học tập thực tế tại doanh nghiệp chính là từng bước đưa “học kỳ doanh nghiệp” triển khai trong đào tạo. Khi việc đào tạo thực tế tại doanh nghiệp được sự hỗ trợ của chính doanh nghiệp, trở thành một hình thức đào tạo cho tất cả mọi ngành nghề thì chắc chắn, kỹ năng nghề nghiệp, công nghệ sản xuất, kỷ luật lao động của người học sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Nâng cao mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Ngoài các giải pháp nêu trên, nhà trường còn thực hiện một số giải pháp đồng bộ hỗ trợ khác để nâng cao mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thứ nhất, tăng thời gian thực hành thực tập của người học tại doanh nghiệp.

Thứ hai, là thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu. Đây là hình thức hợp tác cao nhất trong nhà trường và doanh nghiệp nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong nhà trường. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho cả hai bên. Nhà trường với đội ngũ giáo viên có trình độ, được trang bị phương pháp nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp những dự án, đề ra các giải pháp tăng tính khả thi, đem lại những lợi ích trực tiếp cho
doanh nghiệp.

Thứ ba, tổ chức các sự kiện như: hội nghị, hội thảo, chương trình giao lưu…

Thứ tư, nhà trường cần chủ động tìm kiếm, hình thành, củng cố và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp.

Thứ năm, định kỳ có trao đổi gặp gỡ giữa nhà trường và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo, lắng nghe ý kiến về chất lượng làm việc của học sinh đang thực tập hoặc làm việc tại doanh nghiệp.

Thứ sáu, tăng cường chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa cựu học sinh và nhà trường.

Đến nay tổng số doanh nghiệp có hợp tác với nhà trường là gần 200 công ty, bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo các cấp trải khắp các ngành nghề đang đào tạo của nhà trường. Trong đó có nhiều tập đoàn, công ty, bệnh viên lớn như Tập đoàn FPT, Công ty TNHH Vinpearl Phú Quốc, Tập đoàn Thế giới di động, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Phục hồi Chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp… Tại đây, người học được học tập, làm việc như những nhân viên thực sự nhưng có sự giám sát, hướng dẫn của đại diện doanh nghiệp. Ngoài học tập, rèn luyện kỹ năng, người học còn được hỗ trợ kinh phí (tùy theo ngành nghề) trong suốt quá trình học tập thực hành.

Các dự án hợp tác quốc tế cũng có nhiều thành tựu kể từ sau khi kết thúc đại dịch COVID-19. Có thể kể đến những đề án liên kết quốc tế với Tập đoàn Aoyama Nhật Bản, Trường Đại học Bách khoa Hàn Quốc - Chi nhánh số 6 về việc tổ chức các hội thảo quốc tế nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thu hút nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động tại các nước. Nhà trường phối hợp các doanh nghiệp tổ chức đào tạo ngoại ngữ miễn phí, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng cho người học để sẵn sàng tham gia thị trường lao động trong bối cảnh lao động trong các nhóm ngành được tự do di chuyển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Với những hoạt động nêu trên, có thể nói công tác hợp tác doanh nghiệp đã và đang được quan tâm, đầu tư đúng mức tại Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn góp phần nâng cao kỹ năng làm việc thực tế cho người học khi tốt nghiệp.

Nguồn Bảo Vệ Công Lý: https://baove.congly.vn/hop-tac-doanh-nghiep-giai-phap-nang-cao-ky-nang-cho-nguoi-hoc-432429.html