Hưng Yên: Tích cực cải tạo vườn tạp, đưa nhiều giống nhãn đặc sản vào canh tác

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh hiện có khoảng 5.800ha trồng nhãn. Đây là đặc sản nổi tiếng của địa phương mang lại giá trị kinh tế cao nên nông dân tích cực cải tạo vườn tạp, đưa nhiều giống nhãn đặc sản vào canh tác.

Ông Bùi Xuân Tám, xã Tân Hưng cải tạo vườn tạp, nhân giống nhãn đặc sản cùi cổ thay thế cho các giống nhãn kém chất lượng.

Ông Bùi Xuân Tám, xã Tân Hưng cải tạo vườn tạp, nhân giống nhãn đặc sản cùi cổ thay thế cho các giống nhãn kém chất lượng.

Cơ cấu giống nhãn của tỉnh hiện nay khá ổn định, diện tích chủ yếu là các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận như: nhãn Miền Thiết và nhãn Hương Chi... chiếm 80 – 85% diện tích. Những năm gần đây, nông dân tại các vùng trồng tập trung đã tích cực cải tạo vườn tạp, thay thế những giống cho hiệu quả kinh tế thấp bằng các giống nhãn đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: nhãn cùi cổ, đường phèn, siêu ngọt, HTM2, HTM6… Đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Trung tâm Tài nguyên thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường lựa chọn được 45 giống nhãn để thực hiện bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn chuyển vị đối với các giống nhãn này.

Nhãn đường phèn có giá bán từ 70 - 120 nghìn đồng/kg.

Nhãn đường phèn có giá bán từ 70 - 120 nghìn đồng/kg.

Chất lượng vượt trội của các giống nhãn đặc sản là cùi dày, hạt nhỏ, mùi thơm đậm, vị ngọt sâu nên thường được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao hơn từ 2 - 5 lần so với các giống nhãn khác. Do kỹ thuật chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi nên sản lượng các giống nhãn đặc sản năm nay cao hơn vụ trước từ 20 - 25%.

Nhiều diện tích nhãn đặc sản tại xã Nguyễn Trãi đã bắt đầu cho thu hoạch.

Nhiều diện tích nhãn đặc sản tại xã Nguyễn Trãi đã bắt đầu cho thu hoạch.

Thu Trang

Nguồn Hưng Yên: http://baohungyen.vn/hung-yen-tich-cuc-cai-tao-vuon-tap-dua-nhieu-giong-nhan-dac-san-vao-canh-tac-3182606.html