Hướng tới nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, các bộ, ban, ngành liên quan, các địa phương tích cực triển khai, đem lại hiệu quả thiết thực. Từ đó cải thiện diện mạo nông thôn, tái cơ cấu lại nông nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được nâng cao.

Giao thông ở các xã nông thôn mới được đầu tư nâng cấp khang trang, xanh - sạch - đẹp. Trong ảnh: Một tuyến đường ở xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên

Hiệu quả thiết thực

Đến nay, cả nước đã có 6.022/8.177 xã (chiếm 73,65%) đạt chuẩn NTM, tăng 11,3% so với cuối năm 2020; có 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 263 đơn vị cấp huyện và 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM.

Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Giai đoạn 2021- 2023, cả nước đã huy động hơn 1,7 triệu tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 46,3 triệu đồng/ người, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn khoảng 5,4%. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển; môi trường nông thôn được cải thiện theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay cả nước đã đánh giá, phân hạng được 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; trong đó có 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao.

Về mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm xây dựng NTM giai đoạn 2023-2025, các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, tư duy cho cán bộ và nhân dân về thực hiện xây dựng NTM gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương; huy động tối đa các nguồn lực thực hiện; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp. Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; ít nhất 50% cấp huyện và từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM…

Hướng tới NTM thông minh

Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện NTM nâng cao và kiểu mẫu, hướng tới mục tiêu NTM thông minh, phát triển bền vững. Xây dựng NTM tại Bình Dương đã mang lại hiệu quả thiết thực, chất lượng đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở các xã NTM đạt 72 triệu đồng/ người/năm. Ở các xã NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với lộ trình phát triển đô thị, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ... Đến cuối năm 2022 toàn tỉnh có 29/41 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Đến nay, Bình Dương đã công nhận 88 sản phẩm OCOP, trong đó có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 78 sản phẩm đạt 3 sao. Có nhiều sản phẩm sau khi công nhận đạt chuẩn OCOP thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và doanh số bán ra ngày càng tăng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho các chủ thể.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, Bình Dương sẽ hoàn thành 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có ít nhất 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời, đến năm 2025 Bình Dương hoàn thành xây dựng thí điểm “làng thông minh” trên địa bàn xã Bạch Đằng và nhân rộng đối với các xã còn lại; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM nâng cao đến năm 2025, tỉnh đã xác định một số giải pháp cần tập trung thực hiện. Trong đó, tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, gắn kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP, làng nghề, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ vững và hoàn thành các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm... Song song đó, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện có hiệu quả mô hình “làng thông minh” ở xã Bạch Đằng làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn tỉnh...

Phát biu ti hi ngh toàn quc sơ kết 3 năm thc hin Chương trình mc tiêu quc gia xây dng NTM giai đon 2021-2025 va t chc, ông Lê Minh Hoan, B trưng B Nông nghip và Phát trin nông thôn, cho rng chương trình xây dng NTM không ch là xây dng cu, đưng, trưng, trm mà đây là chương trình đa mc tiêu nhm xây dng NTM ngày càng hiu qu, thiết thc hơn, đc bit là nâng cao đi sng vt cht và tinh thn cho ngưi dân nông thôn. Trong đó, chương trình OCOP cũng là đ gii quyết vic làm, nâng cao đi sng cho ngưi dân, xây dng NTM hiu qu, thc cht. Ông Lê Minh Hoan yêu cu trong thi gian ti, các đa phương, đơn v liên quan thng nht quan đim thc hin xây dng NTM gn vi nông nghip sinh thái, nông thôn hin đi, nông dân văn minh. Các đa phương cn rà soát, hoàn thin h thng cơ chế, chính sách h tr xây dng NTM nhm kp thi tháo g khó khăn, vưng mc, bo đm phù hp vi điu kin thc tế.

THOẠI PHƯƠNG - THẢO TRÚC

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/huong-toi-nong-thon-hien-dai-nong-dan-van-minh-a301892.html