Iran hoàn thành chế tạo tàu sân bay Shahid Bagheri từ tàu container

Tàu sân bay Shahid Bagheri được tạo ra cho máy bay không người lái và nó dự kiến sớm gia nhập hạm đội Iran.

Hải quân Iran có thể sẽ sớm được bổ sung một con tàu mới rất đặc biệt, đó là tàu sân bay Shahid Bagheri chuyên chở máy bay không người lái, được tạo ra từ mùa xuân năm 2022.

Hải quân Iran có thể sẽ sớm được bổ sung một con tàu mới rất đặc biệt, đó là tàu sân bay Shahid Bagheri chuyên chở máy bay không người lái, được tạo ra từ mùa xuân năm 2022.

Chiếc Shahid Bagheri mới đây đã được lắp đặt sàn đáp và đường cất cánh kiểu nhảy cầu, thông tin này dựa trên một bức ảnh mới được chia sẻ bởi tài khoản mạng xã hội X của Hải quân Iran.

Chiếc Shahid Bagheri mới đây đã được lắp đặt sàn đáp và đường cất cánh kiểu nhảy cầu, thông tin này dựa trên một bức ảnh mới được chia sẻ bởi tài khoản mạng xã hội X của Hải quân Iran.

Công việc đã được thực hiện vào đầu mùa hè, bằng chứng là bức ảnh về quá trình này được công bố vào ngày 8 tháng 6. Cần lưu ý rằng con tàu được hạ thủy cách đây hơn một năm, vào khoảng mùa hè năm 2023.

Công việc đã được thực hiện vào đầu mùa hè, bằng chứng là bức ảnh về quá trình này được công bố vào ngày 8 tháng 6. Cần lưu ý rằng con tàu được hạ thủy cách đây hơn một năm, vào khoảng mùa hè năm 2023.

Lưu ý tốc độ làm việc nhanh như vậy là do con tàu này được hoán cải từ tàu container dân sự Perarin (hay Sarvin) có độ dài thân 240 m. Sau đó Iran quyết định cắt bỏ cấu trúc thượng tầng ban đầu và đặt sàn đáp ở một góc nghiêng so với trục dọc.

Lưu ý tốc độ làm việc nhanh như vậy là do con tàu này được hoán cải từ tàu container dân sự Perarin (hay Sarvin) có độ dài thân 240 m. Sau đó Iran quyết định cắt bỏ cấu trúc thượng tầng ban đầu và đặt sàn đáp ở một góc nghiêng so với trục dọc.

Như vậy, tổng chiều dài của đường băng là 170 mét, chiều rộng vào khoảng 18 mét, đồng thời có thêm một sân bay trực thăng nằm ngay phía sau cấu trúc thượng tầng, tách biệt đường băng chính.

Như vậy, tổng chiều dài của đường băng là 170 mét, chiều rộng vào khoảng 18 mét, đồng thời có thêm một sân bay trực thăng nằm ngay phía sau cấu trúc thượng tầng, tách biệt đường băng chính.

Việc chiếc Shahid Bagheri thay đổi cấu trúc thượng tầng có nghĩa là cấu hình thông thường với boong dọc không được chấp nhận, thay vào đó ở một góc nghiêng nhất định, thiết kế này cung cấp chiều dài cần thiết cho đường băng.

Việc chiếc Shahid Bagheri thay đổi cấu trúc thượng tầng có nghĩa là cấu hình thông thường với boong dọc không được chấp nhận, thay vào đó ở một góc nghiêng nhất định, thiết kế này cung cấp chiều dài cần thiết cho đường băng.

Việc bổ sung boong góc của tàu, kéo dài đến tận đoạn dốc mũi có đường cất cánh kiểu nhảy cầu liên quan đến việc xây dựng một gờ nổi bật ở mạn trái của chiếc chiến hạm đặc biệt này.

Việc bổ sung boong góc của tàu, kéo dài đến tận đoạn dốc mũi có đường cất cánh kiểu nhảy cầu liên quan đến việc xây dựng một gờ nổi bật ở mạn trái của chiếc chiến hạm đặc biệt này.

Nhưng tất nhiên công việc không chỉ giới hạn ở tầng trên, bên dưới là không gian đặt nhà chứa máy bay không người lái, kho vũ khí, nhiên liệu, nơi làm việc và nghỉ ngơi của quân nhân... chúng ta đang nói về công việc có quy mô khá lớn nhằm tạo ra một con tàu chiến đấu thực sự.

Nhưng tất nhiên công việc không chỉ giới hạn ở tầng trên, bên dưới là không gian đặt nhà chứa máy bay không người lái, kho vũ khí, nhiên liệu, nơi làm việc và nghỉ ngơi của quân nhân... chúng ta đang nói về công việc có quy mô khá lớn nhằm tạo ra một con tàu chiến đấu thực sự.

Đặc biệt, chiếc Shahid Bagheri của Iran nhiều khả năng sẽ là đại diện đầu tiên của một lớp chiến hạm mới, có thể sẽ mang một cái tên riêng - "tàu sân bay dành cho máy bay không người lái".

Đặc biệt, chiếc Shahid Bagheri của Iran nhiều khả năng sẽ là đại diện đầu tiên của một lớp chiến hạm mới, có thể sẽ mang một cái tên riêng - "tàu sân bay dành cho máy bay không người lái".

Mặc dù vậy, việc trao danh hiệu trên cho tàu sân bay Iran đang gây tranh cãi, bởi xét cho cùng thì Thổ Nhĩ Kỳ đã phương tiện tương tự, bởi hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Anadolu được thiết kế cho UAV Kizilelma và Bayraktar TB3

Mặc dù vậy, việc trao danh hiệu trên cho tàu sân bay Iran đang gây tranh cãi, bởi xét cho cùng thì Thổ Nhĩ Kỳ đã phương tiện tương tự, bởi hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Anadolu được thiết kế cho UAV Kizilelma và Bayraktar TB3

Nhưng sự thật là chiếc Anadolu được chế tạo trên cơ sở dự án Juan Carlos I của Tây Ban Nha và được thiết kế để chứa 12 máy bay chiến đấu F-35B, chỉ khi Mỹ ngừng cung cấp tiêm kích tàng hình thế hệ năm thì Thổ Nhĩ Kỳ mới buộc phải hoán cải nó thành tàu sân bay mang UAV.

Nhưng sự thật là chiếc Anadolu được chế tạo trên cơ sở dự án Juan Carlos I của Tây Ban Nha và được thiết kế để chứa 12 máy bay chiến đấu F-35B, chỉ khi Mỹ ngừng cung cấp tiêm kích tàng hình thế hệ năm thì Thổ Nhĩ Kỳ mới buộc phải hoán cải nó thành tàu sân bay mang UAV.

Trong khi đó chiếc Shahid Bagheri đang được chế tạo dành riêng cho máy bay không người lái ngay từ đầu. Tuy vậy loại UAV nào sẽ được triển khai trên boong vẫn còn là một câu hỏi cần giải đáp.

Trong khi đó chiếc Shahid Bagheri đang được chế tạo dành riêng cho máy bay không người lái ngay từ đầu. Tuy vậy loại UAV nào sẽ được triển khai trên boong vẫn còn là một câu hỏi cần giải đáp.

Mặc dù có thể mong đợi rằng những loại UAV trinh sát tấn công như Mohajer-6 và Shahed 129 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nó, nhưng một máy bay không người lái chuyên dụng hoàn toàn đủ khả năng được tạo ra.

Mặc dù có thể mong đợi rằng những loại UAV trinh sát tấn công như Mohajer-6 và Shahed 129 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nó, nhưng một máy bay không người lái chuyên dụng hoàn toàn đủ khả năng được tạo ra.

Cách làm của Iran thực sự rất thú vị và đang thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm nhanh chóng nâng cao sức mạnh tác chiến cho hải quân của mình.

Cách làm của Iran thực sự rất thú vị và đang thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm nhanh chóng nâng cao sức mạnh tác chiến cho hải quân của mình.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/iran-hoan-thanh-che-tao-tau-san-bay-shahid-bagheri-tu-tau-container-post586991.antd