Khai hội ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Với tuổi đời khoảng 710 năm, chùa Hoằng Phúc được xem là ngôi chùa cổ bậc nhất miền Trung. Năm 2015, ngôi chùa này được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Lễ Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2024 được tổ chức. Sự kiện thu hút lượng lớn người dân, du khách tham dự. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/02/2024.

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Lễ Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc được diễn ra.

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Lễ Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc được diễn ra.

Lễ hội chùa Hoằng Phúc năm nay có nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo. Trong đó, hoạt động rước nước với nghi lễ lấy nước thiêng thờ cúng trong Phật điện làm nghi thức tắm tượng Phật để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trước đó, Ban tổ chức tuyển chọn những trai tráng ở các làng đua thuyền truyền thống lên thượng nguồn sông Kiến Giang mang nước về.

Sự kiện thu hút lượng lớn người dân, du khách tham dự.

Sự kiện thu hút lượng lớn người dân, du khách tham dự.

Cùng với các nghi thức lễ Phật, phần Hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao độc đáo như: hò khoan Lệ Thủy; múa vương, tướng, long, hổ; hội bài chòi; đánh đu truyền thống; thi đấu cờ tướng; kéo co; cho chữ thư pháp; đẩy gậy; biểu diễn võ thuật cổ truyền; trưng bày các gian hàng sản phẩm OCOP của địa phương.

Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Ngoài ra ban tổ chức còn thăm nhà truyền thống, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Chùa An Xá; Miếu Thần Hoàng và Chùa Hoằng Phúc.

Cũng dịp này, Ban tổ chức "Thả cá đầu xuân" trên sông Kiến Giang với tổng giá trị cá khoảng 600 triệu đồng.

Du khách chiêm bái không gian linh thiêng của ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

Du khách chiêm bái không gian linh thiêng của ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Đặng Đại Tình khẳng định, việc tổ chức Lễ hội Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc nhằm duy trì, phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện. Đồng thời, giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp độc đáo của vùng quê gắn liền với sông nước Lệ Thủy - quê hương của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Chùa Hoằng Phúc nằm ở hữu ngạn sông Kiến Giang, tại địa bàn thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có diện tích khuôn viên gần 10.000 m2. Với tuổi đời khoảng 710 năm, đây được xem là ngôi chùa cổ bậc nhất miền Trung. Năm 2015, chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, chùa Hoằng Phúc vẫn giữ được những hiện vật cổ từ thời Trần như: tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông đồng nặng 80 Kg được đúc từ thời vua Minh Mạng, Địa tạng Vương Bồ Tát, lư hương, tòa sen, bình hoa...

Đan Thanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/khai-hoi-ngoi-chua-co-nhat-mien-trung-169240223133611493.htm