Khai hội Xuân Yên Tử 2025

Sáng 7/2/2025 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ khai hội Xuân Yên Tử đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Hội xuân Yên Tử khai hội vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài 3 tháng mùa xuân. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất trong cả nước.

Hội xuân Yên Tử khai hội vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài 3 tháng mùa xuân. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất trong cả nước.

Lễ hội xuân Yên Tử 2025 được tái hiện không khí lễ hội Xuân xưa thông qua các phong tục truyền thống.

Lễ hội xuân Yên Tử 2025 được tái hiện không khí lễ hội Xuân xưa thông qua các phong tục truyền thống.

Nghi lễ rước kiệu với 11 đội kiệu đến từ các địa phương thuộc thành phố Uông Bí và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, tạo nên một không gian lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nghi lễ rước kiệu với 11 đội kiệu đến từ các địa phương thuộc thành phố Uông Bí và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, tạo nên một không gian lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó ban trị sự, Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết “Năm nay khôi phục lại nghi thức truyền thống để rước những lễ vật tiến cúng của những địa phương trên địa bàn TP Uông Bí, những cư dân cúng lên Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông đó là những sản vật đặc thù của địa phương mình của chính người dân nơi đây đã làm lên để thành tâm dâng cúng, tiến cúng Phật Hoàng đấy chính là đích thực của việc tế lễ trong Lễ hội, lễ vật đó là của nhân dân do nhân dân tiến cúng do nhân dân tự nguyện và phục vụ nhu cầu thành tâm cầu nguyện của nhân dân”.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó ban trị sự, Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết “Năm nay khôi phục lại nghi thức truyền thống để rước những lễ vật tiến cúng của những địa phương trên địa bàn TP Uông Bí, những cư dân cúng lên Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông đó là những sản vật đặc thù của địa phương mình của chính người dân nơi đây đã làm lên để thành tâm dâng cúng, tiến cúng Phật Hoàng đấy chính là đích thực của việc tế lễ trong Lễ hội, lễ vật đó là của nhân dân do nhân dân tiến cúng do nhân dân tự nguyện và phục vụ nhu cầu thành tâm cầu nguyện của nhân dân”.

Non thiêng Yên Tử là nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn là nơi tu hành, giảng pháp và sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền riêng có của người Việt, với tư tưởng nổi bật là tinh thần nhập thế, giao thoa sống động giữa đời và đạo.

Non thiêng Yên Tử là nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn là nơi tu hành, giảng pháp và sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền riêng có của người Việt, với tư tưởng nổi bật là tinh thần nhập thế, giao thoa sống động giữa đời và đạo.

Sau bao thế kỷ, Yên Tử vẫn còn hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm và trở thành điểm tựa tinh thần cho những ai muốn tìm sự bình an giữa cuộc sống bộn bề.

Sau bao thế kỷ, Yên Tử vẫn còn hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm và trở thành điểm tựa tinh thần cho những ai muốn tìm sự bình an giữa cuộc sống bộn bề.

Để vinh danh những giá trị tinh thần to lớn, tỉnh Quảng Ninh cùng tỉnh Hải Dương, Bắc Giang đã hoàn chỉnh Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Để vinh danh những giá trị tinh thần to lớn, tỉnh Quảng Ninh cùng tỉnh Hải Dương, Bắc Giang đã hoàn chỉnh Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Ông Mai Vũ Tuấn, Bí thư thành ủy Uông Bí giống trống khai hội xuân Yên Tử 2025

Ông Mai Vũ Tuấn, Bí thư thành ủy Uông Bí giống trống khai hội xuân Yên Tử 2025

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hoàng Đạo Cương khai ấn Hội xuân Yên Tử 2025.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hoàng Đạo Cương khai ấn Hội xuân Yên Tử 2025.

Sau các nghi thức tâm linh, người dân bắt đầu leo núi Yên Tử, bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sau các nghi thức tâm linh, người dân bắt đầu leo núi Yên Tử, bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Núi Yên Tử cao 1.086m so với mực nước biển, nổi tiếng với hệ thống chùa, am, tháp trải dài từ chân núi lên đến đỉnh, tạo thành một quần thể di tích Phật giáo độc đáo. Trong ảnh là Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ), chùa Hoa Yên, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Núi Yên Tử cao 1.086m so với mực nước biển, nổi tiếng với hệ thống chùa, am, tháp trải dài từ chân núi lên đến đỉnh, tạo thành một quần thể di tích Phật giáo độc đáo. Trong ảnh là Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ), chùa Hoa Yên, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Trên hành trình hành hương, du khách lần lượt đi qua các điểm như Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Tượng An Kỳ Sinh và cuối cùng là Chùa Đồng – ngôi chùa nằm trên đỉnh cao nhất.

Trên hành trình hành hương, du khách lần lượt đi qua các điểm như Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Tượng An Kỳ Sinh và cuối cùng là Chùa Đồng – ngôi chùa nằm trên đỉnh cao nhất.

Mùa xuân ở Yên Tử thường có nhiều sương mù tạo nên khung cảnh huyền ảo nhưng cũng khiến việc hành hương vất vả hơn, nhất là trong những ngày rét đậm kèm mưa phùn.

Mùa xuân ở Yên Tử thường có nhiều sương mù tạo nên khung cảnh huyền ảo nhưng cũng khiến việc hành hương vất vả hơn, nhất là trong những ngày rét đậm kèm mưa phùn.

Nhưng có lẽ cũng chính cái lạnh và sương giăng ấy làm cho chuyến đi thêm ý nghĩa, giúp người ta cảm nhận sâu sắc hơn sự kiên trì, lòng thành kính trên hành trình về cõi Phật..

Nhưng có lẽ cũng chính cái lạnh và sương giăng ấy làm cho chuyến đi thêm ý nghĩa, giúp người ta cảm nhận sâu sắc hơn sự kiên trì, lòng thành kính trên hành trình về cõi Phật..

Đường lên Chùa Đồng khá dốc, trơn trượt. Đi qua từng bậc đá giữa núi rừng dày đặc sương mù, lên tới đỉnh non thiêng, người dân và du khách như chạm được vào sự linh thiêng, huyền bí của ngôi chùa đặc biệt này.

Đường lên Chùa Đồng khá dốc, trơn trượt. Đi qua từng bậc đá giữa núi rừng dày đặc sương mù, lên tới đỉnh non thiêng, người dân và du khách như chạm được vào sự linh thiêng, huyền bí của ngôi chùa đặc biệt này.

Vũ Miền/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/khai-hoi-xuan-yen-tu-2025-post1153341.vov