Bạo loạn, bất ổn có yếu tố tôn giáo, sắc tộc ở Phân khu Chittagong Bangladesh
Kể từ Hiệp định hòa bình Chittagong Hill Tracts đã có hơn 12 vụ chết người định cư tấn công người dân bản địa và phóng hỏa đốt nhà cửa, doanh nghiệp và cơ sở tự viện Phật giáo của họ.
Tác giả: Dev Kumar Sunuwar
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.culturalsurvival.org
Chittagong Hill Tracts (CHT), một Phân khu, một vùng núi về mặt địa lý ở phía đông Bangladesh, từ lâu đã gặp rắc rối bởi xung đột cộng đồng, tiếp tục trải qua các vụ bạo lực đáng báo động, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các phe phái khác nhau, căng thẳng diễn ra giữa những người định cư Bengali và cộng đồng bản địa.
Gần đây nhất, vào các ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2024, âm thanh tiếng súng bắn vang vọng và bạo lực cộng đồng đã nổ ra ở các quận Khagrachari và Rangamati, nơi đám đông người định cư Bengali bị cáo buộc đã phối hợp tấn công chống lại cộng đồng đồng người Jumma bản địa.
Một số ngôi nhà ở và doanh nghiệp của cư dân bản địa Jumma đã bị cướp bóc, bị phóng hỏa đốt phá, khiến bốn người tử vong và một số người bị thương.
Chittagong Hill Tracts (CHT), nằm ở phía đông nam của Bangladesh, giáp ranh giới Myanmar ở phía đông nam, các tiểu bang Tripura của Ấn Độ ở phía bắc và Mizoram ở phía đông, bắt đầu sau cái chết của một người định cư Bengal tên là Mohammad Mamun vào ngày 18 tháng 9 năm 2024.
Điều này đã gây ra các cuộc trả thù bạo lực chống lại người Jumma, nhóm bộ lạc thiểu số của vùng đồi Chittagong thuộc Bangladesh.
Những người định cư Bengal đã ngẫu nhiên gây ra một loạt các cuộc tấn công tàn bạo đối với người dân bản địa, làm tăng thêm tình trạng bất ổn đang gây ra nhiều tai họa cho khu vực này trong nhiều thập kỷ.
Vào hôm thứ 2, ngày 18/09/2024, một đám đông đã bắt và đánh anh Mohammad Mamun, một người định cư Bengali có tiền án, vì nghi ngờ trộm xe máy ở khu vực Nowapara của Khagrachari Sadar. Theo Abdul Baten Mridha, sĩ quan Đồn cảnh sát huyện Khagrachari, cho biết anh Mohammad Mamun, một người định cư Bengali đã tử vong sau khi đâm vào một cột điện trong khi bỏ chạy khỏi hiện trường bằng chiếc xe máy bị đánh cắp.
Cảnh sát huyện Khagrachari cũng đã xác minh rằng anh Mohammad Mamun đã bị cáo buộc tội 14 lần trộm cắp và hai vụ án ma túy, nhưng cái chết của anh ta đã châm ngòi cho các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào người dân Jumma.
Sau cái chết của anh Mohammad Mamun, những người định cư Bengal đổ lỗi cho cộng đồng người Jumma bản địa và vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, họ tổ chức các cuộc diễu hành biểu tình ở Dighinala, thuộc Phân khu Chittagong, Bangladesh, làn sóng biểu tình nhanh biến thành bạo lực khi những người định cư tấn công bừa bãi đối với những người Jumma và phóng hỏa đốt nhà cửa và doanh nghiệp của họ ở khu vực Trạm Dighinala.
Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng những người định cư đã phóng hỏa đốt cháy thiệt hại hơn 100 ngôi nhà và doanh nghiệp, chủ yếu thuộc về người Chakma và người Jumma bản địa.
Đêm hôm đó, một nhóm sinh viên và thanh niên Jumma đã chặn đường Khagrachari-Panchari tại khu vực Swanirvor và Narankheya để phản đối bạo lực ở Dighinala.
Xung đột căng thẳng leo thang khi lực lượng vũ trang quân đội đến hiện trường, và các nhân chứng cáo buộc rằng quân đội đã nổ súng, khiến hai thanh niên bản địa tử vong và ít nhất 9 người khác bị thương nặng. Vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, các nhân vật Dhananjoy Chakma (50 tuổi), Junan Chakma (22 tuổi) và Rubel Tripura (24 tuổi) là nạn nhân của vụ bạo lực ngày 19 tháng 9.
Hôm thứ Sáu, ngày 20 tháng 9 vừa qua, sinh viên Jumma bản địa thuộc Phong trào sinh viên Phân khu Chittagong chống xung đột và phân biệt đối xử đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối tại Rangamati, nơi những người định cư Bengali tiếp tục bạo lực.
Cuộc biểu tình ôn hòa đã bị giải tán, khiến bạo lực lan rộng khắp thành phố. Những người định cư đã phóng hỏa đốt nhà và doanh nghiệp do người bản địa sở hữu ở một số khu vực, bao gồm Kalindipur, Bijon Sarani, Dewan Para, Tridip Nagar và Banarupa.
Trong lúc hỗn loạn, những người định cư đã phá hoại và phóng hỏa đốt cháy Văn phòng Hội đồng Phân khu Chittagong, họ cướp bóc và làm hư hại ngôi tự viện Phật giáo Moitri Bihara ở Kathaltoli.
Anik Kumar Chakma (22 tuổi), một sinh viên Jumma, đã thiệt mạng trong cuộc bạo lực gần khu vực Chợ Mới. Sự phá sản đã khiến nhiều gia đình bản địa phải di dời.
Ngày 20 tháng 9 vừa qua, Thẩm phán quận Rangamati, Khargrachari và Bandurban, đại diện cho chính quyền địa phương, đã thi hành án, Điều 144 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1898. Tuy nhiên, vào ngày 22 tháng 8 vừa qua, họ đã bãi bỏ lệnh pháp lý này, lệnh cấm các cuộc tụ tập và hội họp công cộng ở các nơi Rangamati và Khagrachari để kiềm chế tình trạng bất ổn.
Sau các cuộc tấn công vào các nơi Khagrachari và Rangamati, các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều nơi khác nhau trên cả nước.
Tại Phân khu Chittagong, các cộng đồng bản địa đã tập trung tại Cheragi Pahar để lên án bạo lực, họ kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây tội ác.
Tại Dhaka, thủ đô Dhaka của Bangladesh hàng nghìn người bản địa đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Đại học Dhaka, họ yêu cần điều tra công bằng về các cuộc tấn công, rút quan khỏi Phân khu Chittagong và thực hiện ngay lập tức Hiệp định Chittagong Hill Tracts năm 1997.
Sau đó những người biểu tình đã chặn ngã tư Shahbagh ở Dhaka trong cuộc biểu tình kéo dài nửa giờ. Các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra tại Đại học Jahangirnagar (JU), một trường đại học nghiên cứu công lập hoàn toàn nội trú, Savar, Dhaka, Bangladesh, nơi sinh viên bản địa đã chặn đường cao tốc Dhaka-Aricha để đoàn kết với các nạn nhân của các cuộc tấn công. Tại Rajshahi, sinh viên bản địa từ Đại học Rajshahi và Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Rajshahi đã tập trung tại Đường Paris để phản đối bạo lực và đòi hỏi hòa bình và công lý.
Để ứng phó với tình hình bất ổn đang leo thang, vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, Văn phòng Cố vấn của Chính phủ Lâm thời Bangladesh (বাংলাদেশের তত্ত্বাবধায়ক সরকার) đã ban hành một tuyên bố, kêu gọi người dân Phân khu Chittagong hãy giữ bình tĩnh và duy trì hòa bình.
Tuyên bố nhằm trấn an những kẻ gây án có yếu tố hình sự sẽ phải đối mặt với công lý. Tuyên bố này nhằm bồi thường cho gia đình những người đã chết, bồi thường chi phí cho nạn nhân thương tật, bồi thường những ngôi nhà và doanh nghiệp bị phóng hỏa đốt cháy.
Vào ngày 21 tháng 9 vừa qua, một phái Đoàn cấp cao Chính phủ, dẫn đầu là ông Jahangir Alam Chowdhury Trung tướng đã nghỉ hưu của Quân đội Bangladesh và cựu Tổng giám đốc của Bangladesh Rifles (hiện là Biên phòng Bangladesh) trong các cuộc xung đột với Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ đã đến Rangamati và Khagrachari để đánh giá tình hình.
Phái đoàn, bao gồm cư sĩ Phật tử Supradip Chakma, cố vấn Chính phủ lâm thời Bangladesh và ông AF Hasan Arif, Cố vấn cho Chính quyền địa phương, Phát triển nông thôn và Hợp tác xã, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo địa phương, các cơ quan thực thi pháp luật và Hội đồng Phân khu Chittagong. Họ kêu gọi hòa bình và hòa hợp trong khu vực và gần đây đã hứa sẽ điều tra kỹ lưỡng về tình trạng bạo lực và hành động chống cưỡng chế những kẻ gây án. Tuy nhiên, không có vụ bắt giữ đáng kể nào dấy lên nghi ngờ về hệ thống tư pháp.
Bất chấp những lời đảm bảo của Chính phủ Lâm thời Bangladesh, tình hình vẫn căng thẳng. Chính phủ Lâm thời Bangladesh đã chỉ thị cho các cơ quan thực thi pháp luật kiềm chế và tuyên bố thành lập một cơ quan điều tra cấp cao để điều tra các vụ việc.
“Chúng tôi đang đánh giá quy mô của sự tàn phá và các cộng đồng bản địa đang sống trong sự sợ hãi”, ông Pallab Chakma, Giám đốc điều hành của Kapaeeng Foundation (KF), một tổ chức người bản địa hàng đầu của Bangladesh hoạt động vì mục đích thúc đẩy và bảo vệ quyền của người bản địa Bangladesh, cho biết. “Có chứng cứ để nghi ngờ lời hứa của Chính phủ Lâm thời Bangladesh về việc thành lập một Ủy ban điều tra để ứng phó với một số vụ việc. Các vụ việc tương tự trong quá khứ đã dẫn đến việc lập báo cáo và xác định thủ phạm, nhưng không có hành động nào được thực hiện sau đó. Tôi cũng hoài nghi về tình hình hiện tại”.
Ông Pallab Chakma nhắc đến vụ giết một thanh niên bản địa ở Rangamati, tuyên bố rằng các video cho thấy những kẻ thủ ác có liên quan được công khai trên mạng xã hội. Ông Pallab Chakma coi việc không bắt giữ là bằng chứng của một nền văn hóa vô luật pháp ở chính quyền địa phương như quận Khagrachari và Rangamati.
Các cuộc tấn công đã gây ra nỗi sợ hãi và phẫn nộ lan rộng trong cộng đồng bản địa, những người đòi công lý và sự bảo vệ.
Các Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) đang kêu gọi hành động ngay lập tức để tiếp tục và ngăn chặn bạo lực và bảo vệ quyền của Người dân bản địa ở Phân khu Chittagong. Khi căng thẳng tiếp tục âm ỉ, tình hình vẫn bất ổn, nhiều người lo ngại rằng nếu không có sự can thiệp đáng kể, bạo lực có thể leo thang hơn nữa.
Các Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang thúc giục Chính phủ Lâm thời Bangladesh ngay lập tức để ngăn chặn bạo lực tiếp diễn và giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống tiếp tục gây ra xung đột trong khu vực.
Nhóm công tác quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA -một tổ chức thành viên quốc tế phi lợi nhuận và độc lập dựa trên nhân quyền, có điều lệ trung tâm là xác nhận và thúc đẩy các quyền tập thể của người dân bản địa trên thế giới) đã ban hành cảnh báo khẩn cấp tới Chính phủ Lâm thời Bangladesh, yêu cầu điều tra vai trò của quân nhân đã không ngăn chặn được các cuộc tấn công và kêu gọi phi quân sự hóa khu vực này, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân bản địa. Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu điều tra kỹ lưỡng về cái chết của cá nhân người Bengali, đưa những kẻ chịu trách nhiệm hình sự ra trước công lý.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International; AI) đã kêu gọi Chính phủ Lâm thời Bangladesh ngay lập tức chấm dứt bạo lực đám đông, hành động để ngăn chặn tình trạng bạo lực leo thang hơn nữa trong khu vực và giải quyết các nguyên nhân cơ bản của chúng.
Gần đây, vụ việc bi thảm mới nhất trong lịch sử xung đột lâu dài giữa người dân bản địa và những người dân định cư Bengali trong khu vực, vẫn chưa được giải quyết, mặc dù Hiệp định hòa bình Chittagong Hill Tracts (পার্বত্য চট্টগ্রাম শান্তি চুক্তি) đã được hoàn tất và chính thức ký kết vào ngày 2 tháng 12 năm 1997. Kể từ Hiệp định hòa bình Chittagong Hill Tracts đã có hơn 12 vụ chết người định cư tấn công người dân bản địa và phóng hỏa đốt nhà cửa, doanh nghiệp và cơ sở tự viện Phật giáo của họ.
Phóng viên nhà báo địa phương, Satej Chakma cho biết: “Chúng tôi đã nhận được báo cáo rằng, các cộng đồng người định cư Bengal được quân đội hậu thuẫn đã thực hiện ít nhất mười hai vụ thảm sát. Nhưng vụ việc này vẫn chưa được điều tra và thủ phạm vẫn chưa đưa ra pháp luật trừng trị thích đáng.
Những vụ việc xảy ra 26 năm, sau khi thỏa thuận được ký kết, chứng minh những nỗ lực có hệ thống của các cơ quan thực thi pháp luật, nhằm gạt bỏ người dân bản địa ở Phân khu Chittagong, mặc dù các điều khoản chính chưa được thực hiện.
Mười một người dân bản địa, bao gồm Chakma, Jumma và Tripura, cư trú tại Phân khu Chittagong, nơi mà Chính phủ Lâm thời Bangladesh đã phân loại là ‘Khu vực có người dân bộ lạc sinh sống’. Theo truyền thống Phân khu Chittagong chủ yếu là khu vực của người dân bộ lạc, nhưng sự phân chia của Ấn Độ đã trao nó cho Pakistan.
Từ năm 1979 đến năm 1983, Pakistan đã tái định cư khoảng 500.000 người định cư đồng bằng Hồi giáo bất hợp pháp, khiến dân số bản địa giảm xuống còn thiểu số. Những người định cư này chiếm hơn 50% dân số của khu vực ngày nay.
Sau khi chính phủ Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã từ chức ngày 5/8/2024 và rời khỏi đất nước, trong bối cảnh biểu tình rầm rộ đang diễn ra tại nước này, nhà kinh tế học người Bangladesh, người sáng lập Ngân hàng Grameen, Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2006, Tiến sĩ Muhammad Yunus đã tiếp quản trên cương vị người lãnh đạo tối cao Chính phủ Lâm thời Bangladesh.
Tuy nhiên, tình trạng vô luật pháp vẫn tiếp diễn. Phân khu Chittagong nơi có hơn 400 Doanh trại Quân đội và sáu Khu doanh trại, một vấn đề trong Hiệp định. Hiệp định không đề cập đến việc rút quân khỏi các Doanh trại Quân đội và cộng đồng người Bengal định cư, đảm bảo quyền sở hữu đất đai cho Người dân bản địa hay trao quyền cho Người dân bản địa thông qua quyền tự quyết. Các cuộc tấn công gần đây đã thu hút sự quan tâm đến nỗi thống khổ của cộng đồng người Jumma và Chakma. Những lời kêu gọi hòa bình và hòa giải đang gia tăng, nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu Chính phủ Lâm thời Bangladesh có thực hiện hành động có ý nghĩa để bảo vệ quyền và phẩm giá của Người dân bản địa tại Phân khu Chittagong hay không?
Ông Pallab Chakma, Giám đốc điều hành của Kapaeeng Foundation (KF) nhấn mạnh: “Ngay lập tức cần phải hành động để bảo vệ người dân bản địa và thực hiện đầy đủ Hiệp định hòa bình Chittagong Hill Tracts, ưu tiên sự an toàn của họ và khẩn cấp thực hiện các bước để mang lại hòa bình cho khu vực.”
Tác giả: Dev Kumar Sunuwar
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.culturalsurvival.org