Khám phá ba công trình nổi tiếng của ba tôn giáo lớn ở miền Tây

Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo là ba tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cùng ghé thăm ba công trình nổi tiếng của ba tôn giáo này ở miền Tây Nam Bộ.

 1. Phật giáo: Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Từ lâu nay, chùa Vĩnh Tràng được biết đến như ngôi chùa có kiến trúc độc bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự hòa các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.

1. Phật giáo: Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Từ lâu nay, chùa Vĩnh Tràng được biết đến như ngôi chùa có kiến trúc độc bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự hòa các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.

Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.

Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.

Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Vào năm 1984, chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Vào năm 1984, chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

 2. Thiên Chúa giáo: Nhà thờ Cái Bè (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

2. Thiên Chúa giáo: Nhà thờ Cái Bè (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

Đây là một nhà thờ cổ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Roman từ năm 1929 đến năm 1932. Điểm nhấn của công trình là tháp chuông cao vút, bên trong có bốn quả chuông được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp vào năm 1931.

Đây là một nhà thờ cổ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Roman từ năm 1929 đến năm 1932. Điểm nhấn của công trình là tháp chuông cao vút, bên trong có bốn quả chuông được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp vào năm 1931.

Mặt ngoài nhà thờ rất tráng lệ với những họa tiết trang trí và hoa văn đắp nổi cầu kỳ. Mỗi ô cửa sổ được tạo tác rất công phu. Diềm mái kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của các ô cửa.

Mặt ngoài nhà thờ rất tráng lệ với những họa tiết trang trí và hoa văn đắp nổi cầu kỳ. Mỗi ô cửa sổ được tạo tác rất công phu. Diềm mái kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của các ô cửa.

Không gian bên trong nhà thờ tràn ngập ảnh sáng nhờ những vòm cửa cao. Nhiều ý kiến cho rằng nhà thờ Cái Bè chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ.

Không gian bên trong nhà thờ tràn ngập ảnh sáng nhờ những vòm cửa cao. Nhiều ý kiến cho rằng nhà thờ Cái Bè chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ.

 3. Hồi giáo: Thánh đường Mubarak (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Thánh đường Mubarak của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi chính là thánh đường Hồi giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Thánh đường được khởi dựng từ năm 1750, bắt đầu được xây kiên cố từ thập niên 1920.

3. Hồi giáo: Thánh đường Mubarak (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Thánh đường Mubarak của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi chính là thánh đường Hồi giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Thánh đường được khởi dựng từ năm 1750, bắt đầu được xây kiên cố từ thập niên 1920.

Kiến trúc hiện tại của công trình được xây dựng từ năm 1965, theo bản thiết kế của kiến trúc sư Mohamet Amin, với cổng chính hình vòng cung, khu chính điện có một tháp lớn ở giữa và hai tháp nhỏ ở hai bên. Bao quanh chính điện là các dãy hành lang thông thoáng.

Kiến trúc hiện tại của công trình được xây dựng từ năm 1965, theo bản thiết kế của kiến trúc sư Mohamet Amin, với cổng chính hình vòng cung, khu chính điện có một tháp lớn ở giữa và hai tháp nhỏ ở hai bên. Bao quanh chính điện là các dãy hành lang thông thoáng.

Không gian bên trong thánh đường rộng rãi và thoáng mát với tông màu trắng – xanh, được chống đỡ bằng 2 hàng cột. Ở giữa có 2 vòm cung, vừa có tác dụng khuếch đại âm thanh khi cầu nguyện, vừa trổ các cửa sổ hắt ánh sáng tự nhiên xuống thánh đường.

Không gian bên trong thánh đường rộng rãi và thoáng mát với tông màu trắng – xanh, được chống đỡ bằng 2 hàng cột. Ở giữa có 2 vòm cung, vừa có tác dụng khuếch đại âm thanh khi cầu nguyện, vừa trổ các cửa sổ hắt ánh sáng tự nhiên xuống thánh đường.

Là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở Nam bộ, thánh đường Mubarak đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia từ năm 1989.

Là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở Nam bộ, thánh đường Mubarak đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia từ năm 1989.

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-ba-cong-trinh-noi-tieng-cua-ba-ton-giao-lon-o-mien-tay-1810151.html