Khám phá bệnh viện dã chiến nằm ở lưng chừng núi tại Hải Phòng

Từng là nơi chữa bệnh cho thương binh trong thời kỳ kháng chiến, hiện nay bệnh viện dã chiến nằm ở lưng chừng núi trên đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Nằm trên độ cao hơn 100m so với mặt nước biển, bên con đường xuyên đảo, hang Quân Y (thuộc địa phận thôn Hải Sơn, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng) từng là nơi chữa bệnh cho thương binh thời chiến, đồng thời là nơi trú ẩn, tránh bom đạn của dân cư địa phương và người di tản về từ đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng).

Nằm trên độ cao hơn 100m so với mặt nước biển, bên con đường xuyên đảo, hang Quân Y (thuộc địa phận thôn Hải Sơn, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng) từng là nơi chữa bệnh cho thương binh thời chiến, đồng thời là nơi trú ẩn, tránh bom đạn của dân cư địa phương và người di tản về từ đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng).

Hang nằm ở lưng chừng núi, từng có tên là Hùng Sơn.

Hang nằm ở lưng chừng núi, từng có tên là Hùng Sơn.

Những năm 1960, thời kỳ Mỹ đẩy mạnh bắn phá miền Bắc, quân và dân trên đảo dựa vào khoảng trống tự nhiên của hang động có sẵn để xây dựng một bệnh viện dã chiến trong lòng núi đá này và từ đó có tên hang Quân Y.

Những năm 1960, thời kỳ Mỹ đẩy mạnh bắn phá miền Bắc, quân và dân trên đảo dựa vào khoảng trống tự nhiên của hang động có sẵn để xây dựng một bệnh viện dã chiến trong lòng núi đá này và từ đó có tên hang Quân Y.

Cách thị trấn Cát Bà gần 10km, nơi đây hiện là một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi ghé thăm quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Chị Thanh Nhàn (Hưng Yên) bị thu hút bởi vẻ kỳ vỹ cũng như câu chuyện lịch sử của hang khi lần đầu bước chân tới đây. "Tôi tới đảo Cát Bà du lịch mà chưa từng nghe tới hang Quân Y hay bệnh viện dã chiến trong lòng núi. Khi đi ngang qua xã Trân Châu, nghe mọi người giới thiệu, tôi tò mò tới xem và không thể lướt qua một điểm du lịch như thế", chị Nhàn chia sẻ.

Cách thị trấn Cát Bà gần 10km, nơi đây hiện là một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi ghé thăm quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Chị Thanh Nhàn (Hưng Yên) bị thu hút bởi vẻ kỳ vỹ cũng như câu chuyện lịch sử của hang khi lần đầu bước chân tới đây. "Tôi tới đảo Cát Bà du lịch mà chưa từng nghe tới hang Quân Y hay bệnh viện dã chiến trong lòng núi. Khi đi ngang qua xã Trân Châu, nghe mọi người giới thiệu, tôi tò mò tới xem và không thể lướt qua một điểm du lịch như thế", chị Nhàn chia sẻ.

Bệnh viện dã chiến này có quy mô gồm 3 tầng và 17 phòng công năng.

Bệnh viện dã chiến này có quy mô gồm 3 tầng và 17 phòng công năng.

Trong đó, tầng 1 có 14 phòng công năng như phòng trực ban, hậu cần, kho thuốc, phòng điều trị...

Trong đó, tầng 1 có 14 phòng công năng như phòng trực ban, hậu cần, kho thuốc, phòng điều trị...

Ngoài ra còn có hội trường, phòng phục hồi chức năng, phòng mổ cấp cứu, phòng bác sĩ nghỉ...

Ngoài ra còn có hội trường, phòng phục hồi chức năng, phòng mổ cấp cứu, phòng bác sĩ nghỉ...

Tầng 2, tầng 3 là hang đá tự nhiên. Tầng 2 được sử dụng làm phòng chiếu phim, kiểm tra thể lực. Tầng 3 là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng của quân đội, được thiết kế một lối đi bí mật. Nơi đây hiện được lập rào và đặt biển khu vực cấm.

Tầng 2, tầng 3 là hang đá tự nhiên. Tầng 2 được sử dụng làm phòng chiếu phim, kiểm tra thể lực. Tầng 3 là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng của quân đội, được thiết kế một lối đi bí mật. Nơi đây hiện được lập rào và đặt biển khu vực cấm.

Hang Quân Y còn có bếp nấu ăn. Các hệ thống giao thông ống dẫn hơi đốt khói ở đây đều được đặt sâu dưới lòng đất để tránh việc khói bốc lên sẽ bị địch phát hiện. Trong ảnh là nơi chuyên dùng rửa tay và dụng cụ y tế.

Hang Quân Y còn có bếp nấu ăn. Các hệ thống giao thông ống dẫn hơi đốt khói ở đây đều được đặt sâu dưới lòng đất để tránh việc khói bốc lên sẽ bị địch phát hiện. Trong ảnh là nơi chuyên dùng rửa tay và dụng cụ y tế.

Hang Quân Y có kết cấu bằng bê tông, cốt thép, ước tính rộng khoảng 2.000m2, đủ cho 100 người đến chữa trị cùng lúc. Ở đây, hệ thống điện chiếu sáng đủ cung cấp cho từng phòng nhằm đảm bảo công tác cứu chữa bệnh nhân thời kháng chiến.

Hang Quân Y có kết cấu bằng bê tông, cốt thép, ước tính rộng khoảng 2.000m2, đủ cho 100 người đến chữa trị cùng lúc. Ở đây, hệ thống điện chiếu sáng đủ cung cấp cho từng phòng nhằm đảm bảo công tác cứu chữa bệnh nhân thời kháng chiến.

Hành lang dẫn tới các phòng và lên khu vực của các tầng.

Hành lang dẫn tới các phòng và lên khu vực của các tầng.

Cánh cửa thoát hiểm có cùng kích cỡ với lối vào và ẩn sau những thạch nhũ lớn.

Cánh cửa thoát hiểm có cùng kích cỡ với lối vào và ẩn sau những thạch nhũ lớn.

Nguyễn Huệ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/kham-pha-benh-vien-da-chien-nam-o-lung-chung-nui-tai-hai-phong-ar674117.html