Khám phá nhà máy xe lửa 120 năm tuổi giữa lòng Thủ đô

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành điểm nhấn lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 với nhà xưởng, đầu máy trở thành không gian nghệ thuật triển lãm, trưng bày...

Trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hơn 120 năm tuổi trở thành điểm nhấn, là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, trưng bày về lịch sử nhà ga, nhằm khơi dòng chảy di sản, nhất là các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo. Tổng công ty Đường sắt VN cũng tổ chức các tuyến tàu "Hành trình di sản" giữa Hà Nội - Long Biên - Gia Lâm, đưa khách tham quan đến với tham quan triển lãm, đồng thời tham quan, tìm hiểu về cơ sở công nghiệp cơ khí đường sắt lớn nhất miền Bắc này.

Trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hơn 120 năm tuổi trở thành điểm nhấn, là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, trưng bày về lịch sử nhà ga, nhằm khơi dòng chảy di sản, nhất là các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo. Tổng công ty Đường sắt VN cũng tổ chức các tuyến tàu "Hành trình di sản" giữa Hà Nội - Long Biên - Gia Lâm, đưa khách tham quan đến với tham quan triển lãm, đồng thời tham quan, tìm hiểu về cơ sở công nghiệp cơ khí đường sắt lớn nhất miền Bắc này.

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được người Pháp xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1905. Năm 1954 hòa bình lập lại, nhà máy về tay chính quyền cách mạng. Năm 1970 được Chính phủ đầu tư xây dựng lại, kinh phí do chính phủ Ba Lan viện trợ. Khuôn viên của nhà máy rộng hơn 20,3ha, trong đó gần 5km đường ray khổ 1m và 1,435m dẫn vào các nhà xưởng, nối thẳng với ga Gia Lâm và hòa vào hệ thống đường sắt quốc gia, 6 xưởng sản xuất và khu nhà điều hành, kho chứa vật liệu, nhà nghỉ giữa ca, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, 10 trạm cung cấp điện, đường giao thông nội bộ, hồ điều hòa lớn kết hợp phục vụ chữa cháy, khuôn viên cây xanh, sân thể thao...

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được người Pháp xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1905. Năm 1954 hòa bình lập lại, nhà máy về tay chính quyền cách mạng. Năm 1970 được Chính phủ đầu tư xây dựng lại, kinh phí do chính phủ Ba Lan viện trợ. Khuôn viên của nhà máy rộng hơn 20,3ha, trong đó gần 5km đường ray khổ 1m và 1,435m dẫn vào các nhà xưởng, nối thẳng với ga Gia Lâm và hòa vào hệ thống đường sắt quốc gia, 6 xưởng sản xuất và khu nhà điều hành, kho chứa vật liệu, nhà nghỉ giữa ca, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, 10 trạm cung cấp điện, đường giao thông nội bộ, hồ điều hòa lớn kết hợp phục vụ chữa cháy, khuôn viên cây xanh, sân thể thao...

Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng đã được Ba Lan hỗ trợ đầu tư đồng bộ, được thiết kế theo đặc thù của đường sắt để đáp ứng công suất tối đa là đóng mới gần 1.200 toa xe, sửa chữa hơn 120 đầu máy và 600 toa xe/năm. Trong ảnh: Xưởng sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe có mái che được thiết kế đặc biệt, với dàn kính lấy ánh sáng; cùng đó là hệ thống cần trục trên cao có thể nâng hàng trăm tấn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng đã được Ba Lan hỗ trợ đầu tư đồng bộ, được thiết kế theo đặc thù của đường sắt để đáp ứng công suất tối đa là đóng mới gần 1.200 toa xe, sửa chữa hơn 120 đầu máy và 600 toa xe/năm. Trong ảnh: Xưởng sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe có mái che được thiết kế đặc biệt, với dàn kính lấy ánh sáng; cùng đó là hệ thống cần trục trên cao có thể nâng hàng trăm tấn.

Kết nối giữa các xưởng có hệ thống đường ray khổ lồng (cả khổ 1.435mm và khổ 1.000mm) và cầu lăn. Đầu máy, toa xe sẽ được kéo từ xưởng lên cầu lăn, sau đó cầu lăn được điều khiển vào đúng vị trí đường ray cần đưa đầu máy, toa xe vào xưởng để kéo sang.

Kết nối giữa các xưởng có hệ thống đường ray khổ lồng (cả khổ 1.435mm và khổ 1.000mm) và cầu lăn. Đầu máy, toa xe sẽ được kéo từ xưởng lên cầu lăn, sau đó cầu lăn được điều khiển vào đúng vị trí đường ray cần đưa đầu máy, toa xe vào xưởng để kéo sang.

Đến tham quan nhà máy dịp này, khách sẽ được tham quan chiếc đầu máy hơi nước "cổ". Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đầu máy này có số hiệu 141-179 (đầu máy Tự lực) là một trong 3 đầu máy hơi nước thuộc dòng Mikado được các kỹ sư Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo từ năm 1964, có sự hỗ trợ của các kỹ sư đầu máy xe lửa Trung Quốc. Đây là loại đầu máy được thiết kế chạy trên đường ray khổ 1.000mm. Tổng số đầu máy chủng loại này được sản xuất khoảng 50 chiếc, chủ yếu được sử dụng vận chuyển hàng hóa ở miền Bắc.

Đến tham quan nhà máy dịp này, khách sẽ được tham quan chiếc đầu máy hơi nước "cổ". Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đầu máy này có số hiệu 141-179 (đầu máy Tự lực) là một trong 3 đầu máy hơi nước thuộc dòng Mikado được các kỹ sư Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo từ năm 1964, có sự hỗ trợ của các kỹ sư đầu máy xe lửa Trung Quốc. Đây là loại đầu máy được thiết kế chạy trên đường ray khổ 1.000mm. Tổng số đầu máy chủng loại này được sản xuất khoảng 50 chiếc, chủ yếu được sử dụng vận chuyển hàng hóa ở miền Bắc.

Các năm 1964, 1965, ngành Đường sắt Việt Nam đã tự đóng mới được 2 đầu máy thuộc dòng Mikado tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, số hiệu 141-121, 141-122. Trong đó, một đầu máy được mang tên Nguyễn Văn Trỗi; ngày 18/12/1964, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã cắt bằng khánh thành đầu máy. Năm 1965 do tình hình chiến tranh chống Mỹ leo thang căng thẳng ở miền Bắc ảnh hưởng đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm chế tạo đầu máy, toa xe của ngành Đường sắt nên việc đóng mới đầu máy hơi nước phải đưa về nơi an toàn. Trung Quốc đã tiếp tục chế tạo giúp Việt Nam các đầu máy hơi nước theo thiết kế mà ngành Đường sắt Việt Nam đã thực hiện, trong đó có đầu máy 141-179. Trong ảnh: Trang trí đầu máy 141-179 phục vụ khách tham quan.

Các năm 1964, 1965, ngành Đường sắt Việt Nam đã tự đóng mới được 2 đầu máy thuộc dòng Mikado tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, số hiệu 141-121, 141-122. Trong đó, một đầu máy được mang tên Nguyễn Văn Trỗi; ngày 18/12/1964, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã cắt bằng khánh thành đầu máy. Năm 1965 do tình hình chiến tranh chống Mỹ leo thang căng thẳng ở miền Bắc ảnh hưởng đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm chế tạo đầu máy, toa xe của ngành Đường sắt nên việc đóng mới đầu máy hơi nước phải đưa về nơi an toàn. Trung Quốc đã tiếp tục chế tạo giúp Việt Nam các đầu máy hơi nước theo thiết kế mà ngành Đường sắt Việt Nam đã thực hiện, trong đó có đầu máy 141-179. Trong ảnh: Trang trí đầu máy 141-179 phục vụ khách tham quan.

Đầu máy hơi nước 141-179 dài khoảng 19m (bao gồm cả xe than), 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75m, cao 3,8m. Trọng lượng khoảng 100 tấn (có than và có nước), khoảng 70 tấn (không có than và không có nước). Giải thích cơ chế hoạt động, ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên HĐQT, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Xe lửa Gia Lâm cho biết, trên đầu máy sẽ có kíp lái, trong đó có lái chính, phụ lái, công nhân xúc than... Than sẽ được xúc vào lò để đốt, đun sôi nước lấy hơi, hơi theo các hệ thống ống đến các xi-lanh làm chuyển động các bánh xe đầu máy. Từ chuyển động quay lấy dòng điện cấp cho đèn chiếu sáng trên đầu máy.

Đầu máy hơi nước 141-179 dài khoảng 19m (bao gồm cả xe than), 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75m, cao 3,8m. Trọng lượng khoảng 100 tấn (có than và có nước), khoảng 70 tấn (không có than và không có nước). Giải thích cơ chế hoạt động, ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên HĐQT, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Xe lửa Gia Lâm cho biết, trên đầu máy sẽ có kíp lái, trong đó có lái chính, phụ lái, công nhân xúc than... Than sẽ được xúc vào lò để đốt, đun sôi nước lấy hơi, hơi theo các hệ thống ống đến các xi-lanh làm chuyển động các bánh xe đầu máy. Từ chuyển động quay lấy dòng điện cấp cho đèn chiếu sáng trên đầu máy.

Ông Tuấn cho biết, nhà máy cũng đã sửa, khôi phục một chiếc đầu máy diesel cổ, dòng Mikado của Nhật Bản. Chiếc đầu máy được sản xuất những năm 1950, chuyên chạy trong căn cứ quân sự Okinawa của Mỹ đóng tại Nhật Bản, những người thợ đầu máy ở đây tham gia phản chiến, đấu tranh chống cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất, những người thợ này đã quyên góp, mua lại chiếc đầu máy này, sửa lại và gửi tặng đường sắt Việt Nam. Đầu máy này được sử dụng một thời gian tại nhà máy, nhưng không đưa ra kéo tàu phục vụ vận tải được vì công suất nhỏ, hơn 200 mã lực. Năm 2018, sau chuyến thăm nhà máy, phía Nhật Bản đề nghị khôi phục và nhà máy đã sửa chữa theo kinh phí của Nhật.

Ông Tuấn cho biết, nhà máy cũng đã sửa, khôi phục một chiếc đầu máy diesel cổ, dòng Mikado của Nhật Bản. Chiếc đầu máy được sản xuất những năm 1950, chuyên chạy trong căn cứ quân sự Okinawa của Mỹ đóng tại Nhật Bản, những người thợ đầu máy ở đây tham gia phản chiến, đấu tranh chống cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất, những người thợ này đã quyên góp, mua lại chiếc đầu máy này, sửa lại và gửi tặng đường sắt Việt Nam. Đầu máy này được sử dụng một thời gian tại nhà máy, nhưng không đưa ra kéo tàu phục vụ vận tải được vì công suất nhỏ, hơn 200 mã lực. Năm 2018, sau chuyến thăm nhà máy, phía Nhật Bản đề nghị khôi phục và nhà máy đã sửa chữa theo kinh phí của Nhật.

Bên trong cabin đầu máy Mikado.

Bên trong cabin đầu máy Mikado.

Tham quan nhà máy, khách có thể ngắm tháp nước cao hàng chục mét được xây dựng từ những năm 1977-1978. Nước từ giếng khoan, bơm lên bể chứa trên cao, sau đó theo áp lực tỏa đi phục vụ sản xuất của nhà máy và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt, đài chứa nước được đúc sẵn, sau đó dùng tời tay kéo dần lên đặt trên tháp.

Tham quan nhà máy, khách có thể ngắm tháp nước cao hàng chục mét được xây dựng từ những năm 1977-1978. Nước từ giếng khoan, bơm lên bể chứa trên cao, sau đó theo áp lực tỏa đi phục vụ sản xuất của nhà máy và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt, đài chứa nước được đúc sẵn, sau đó dùng tời tay kéo dần lên đặt trên tháp.

Cùng với các công trình nhà máy, ban tổ chức lễ hội đã tổ chức các hoạt động triển lãm nghệ thuật ngay trong không gian các nhà xưởng.

Cùng với các công trình nhà máy, ban tổ chức lễ hội đã tổ chức các hoạt động triển lãm nghệ thuật ngay trong không gian các nhà xưởng.

Các tác phầm nghệ thuật được trưng bày ngay trên các bệ (sàn) toa xe hàng đang được nhà máy thi công đóng mới cho các doanh nghiệp vận tải.

Các tác phầm nghệ thuật được trưng bày ngay trên các bệ (sàn) toa xe hàng đang được nhà máy thi công đóng mới cho các doanh nghiệp vận tải.

Các công việc chuẩn bị cho triển lãm diễn ra từ 17-26/11/2023 đang được tiến hành khẩn trương. Đường sắt cũng đã mở bán vé các đoàn tàu từ Hà Nội đến Gia Lâm và ngược lại để phục vụ khách tham quan với giá vé hấp dẫn, chỉ 20.000 đồng/vé/lượt. Cụ thể, các ngày diễn ra lễ hội từ ngày 18/11 đến hết ngày 26/11/2023, các tàu LH3 xuất phát ga Hà Nội lúc 8h00, LH5 xuất phát ga Hà Nội lúc 13h20; chiều ngược lại, tàu LH4 xuất phát ga Gia Lâm lúc 10h50, tàu LH6 xuất phát lúc 16h00.

Các công việc chuẩn bị cho triển lãm diễn ra từ 17-26/11/2023 đang được tiến hành khẩn trương. Đường sắt cũng đã mở bán vé các đoàn tàu từ Hà Nội đến Gia Lâm và ngược lại để phục vụ khách tham quan với giá vé hấp dẫn, chỉ 20.000 đồng/vé/lượt. Cụ thể, các ngày diễn ra lễ hội từ ngày 18/11 đến hết ngày 26/11/2023, các tàu LH3 xuất phát ga Hà Nội lúc 8h00, LH5 xuất phát ga Hà Nội lúc 13h20; chiều ngược lại, tàu LH4 xuất phát ga Gia Lâm lúc 10h50, tàu LH6 xuất phát lúc 16h00.

Thanh Thúy

Biển Ngọc

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/kham-pha-nha-may-xe-lua-120-nam-tuoi-giua-long-thu-do-192231117062107498.htm