Khám phá những tòa tháp cổ nổi tiếng nhất Hà Nội

Không chỉ độc đáo về kiến trúc, các tòa tháp trăm tuổi này còn là biểu tượng tâm linh thiêng liêng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

1. Nằm trong khuôn viên chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tháp Diệu Quang là tòa tháp cổ cao nhất của Hà Nội còn tồn tại đến ngày nay. Tháp được xây vào khoảng năm 1890, là nơi đặt xá lợi Tổ Diệu Quang cùng 5 nhà sư khác từng tu hành tại chùa.

1. Nằm trong khuôn viên chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tháp Diệu Quang là tòa tháp cổ cao nhất của Hà Nội còn tồn tại đến ngày nay. Tháp được xây vào khoảng năm 1890, là nơi đặt xá lợi Tổ Diệu Quang cùng 5 nhà sư khác từng tu hành tại chùa.

Tòa tháp có tất cả 10 tầng, chiều cao khoảng 20 mét, mang kiểu dáng một tòa Cửu Phẩm Liên Hoa. Mỗi tầng tháp Diệu Quang có 6 cạnh, độ rộng các cạnh và chiều cao giảm dần từ tầng thấp lên tầng cao.

Tòa tháp có tất cả 10 tầng, chiều cao khoảng 20 mét, mang kiểu dáng một tòa Cửu Phẩm Liên Hoa. Mỗi tầng tháp Diệu Quang có 6 cạnh, độ rộng các cạnh và chiều cao giảm dần từ tầng thấp lên tầng cao.

Hầu hết các ô cửa trên thân tháp có dạng vòm cuốn, riêng tầng 7 và tầng 9 có hình tứ giác, tầng 10 hình tròn. Bên trong tháp đặt các tượng thờ.

Hầu hết các ô cửa trên thân tháp có dạng vòm cuốn, riêng tầng 7 và tầng 9 có hình tứ giác, tầng 10 hình tròn. Bên trong tháp đặt các tượng thờ.

Vào thời thuộc địa, tháp Diệu Quang của chùa Liên Phái từng được coi là một công trình kiến trúc đặc trưng của Hà Nội, xuất hiện trong nhiều bộ bưu ảnh thời kỳ này. Sau hơn 100 năm tồn tại, tòa tháp vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.

Vào thời thuộc địa, tháp Diệu Quang của chùa Liên Phái từng được coi là một công trình kiến trúc đặc trưng của Hà Nội, xuất hiện trong nhiều bộ bưu ảnh thời kỳ này. Sau hơn 100 năm tồn tại, tòa tháp vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.

2. Nằm bên bờ hồ Gươm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân – ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19.

2. Nằm bên bờ hồ Gươm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân – ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19.

Tháp được xây bằng gạch, cao ba tầng, mặt bàng hình tứ giác, tầng một có bốn cửa nên còn được gọi là “tứ môn tháp”. Trên mỗi ngạch cửa của tháp ghi các dòng chữ: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn, thể hiện các giá trị quan Nho giáo.

Tháp được xây bằng gạch, cao ba tầng, mặt bàng hình tứ giác, tầng một có bốn cửa nên còn được gọi là “tứ môn tháp”. Trên mỗi ngạch cửa của tháp ghi các dòng chữ: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn, thể hiện các giá trị quan Nho giáo.

Những họa tiết trang trí của tòa tháp mang đặc trưng phương Đông, nghiêm cẩn trong từng đường nét. Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô, biểu tượng của phước lành trong Phật giáo và Lão giáo.

Những họa tiết trang trí của tòa tháp mang đặc trưng phương Đông, nghiêm cẩn trong từng đường nét. Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô, biểu tượng của phước lành trong Phật giáo và Lão giáo.

Ngày nay, tháp Hòa Phong đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hình ảnh tòa tháp cổ kính rêu phong đã ghi dấu trong tâm hồn nhiều thế hệ người Hà Nội.

Ngày nay, tháp Hòa Phong đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hình ảnh tòa tháp cổ kính rêu phong đã ghi dấu trong tâm hồn nhiều thế hệ người Hà Nội.

3. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.

3. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.

Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".

Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".

Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.

Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.

Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.

Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-nhung-toa-thap-co-noi-tieng-nhat-ha-noi-1702557.html