Khám phá những vùng đất xa xôi hẻo lánh nhất hành tinh

Có những vùng đất xa xôi hẻo lánh đến nỗi để đến được đó cần phải có những chuyến đi kéo dài cả tuần. Tuy nhiên, các địa danh này vẫn thu hút khách du lịch đến khám phá.

Tristan da Cunha: Tọa lạc tại Nam Đại Tây Dương, Tristan da Cunha nằm trên một hòn đảo núi lửa. Đảo cách khu vực đất liền gần nhất là thành phố Cape Town (Nam Phi) hơn 2.700 km. Đây là nơi định cư của hơn 250 người. Vùng đất xa xôi này không có sân bay nên cách duy nhất để đến đây là đi thuyền từ Nam Phi, chuyến đi kéo dài 6 ngày. (Ảnh: IT)

Tristan da Cunha: Tọa lạc tại Nam Đại Tây Dương, Tristan da Cunha nằm trên một hòn đảo núi lửa. Đảo cách khu vực đất liền gần nhất là thành phố Cape Town (Nam Phi) hơn 2.700 km. Đây là nơi định cư của hơn 250 người. Vùng đất xa xôi này không có sân bay nên cách duy nhất để đến đây là đi thuyền từ Nam Phi, chuyến đi kéo dài 6 ngày. (Ảnh: IT)

Thị trấn Whittier ở Alaska, Mỹ, nép mình dưới những ngọn núi. Vùng đất xa xôi này có khoảng 200 cư dân.

Thị trấn Whittier ở Alaska, Mỹ, nép mình dưới những ngọn núi. Vùng đất xa xôi này có khoảng 200 cư dân.

Dù ở vị trí biệt lập, Whittier cung cấp cho cư dân mọi thứ cần thiết. Tòa nhà Begich Towers Incorporated cao 14 tầng trong thị trấn không chỉ là nhà ở mà còn là bệnh viện, trường học, đồn cảnh sát, cửa hàng tạp hóa, nhà thờ, bưu điện và thậm chí là nơi đặt trụ sở hội đồng thị trấn.

Dù ở vị trí biệt lập, Whittier cung cấp cho cư dân mọi thứ cần thiết. Tòa nhà Begich Towers Incorporated cao 14 tầng trong thị trấn không chỉ là nhà ở mà còn là bệnh viện, trường học, đồn cảnh sát, cửa hàng tạp hóa, nhà thờ, bưu điện và thậm chí là nơi đặt trụ sở hội đồng thị trấn.

Quần đảo Pitcairn, Nam Thái Bình Dương: Quần đảo Pitcairn là một nhóm gồm 4 hòn đảo núi lửa ở Nam Thái Bình Dương, cũng là lãnh thổ hải ngoại của Anh. Hiện dân số đảo Pitcairn đang giảm dần và chính phủ đã cố gắng cấp đất miễn phí để phát triển cộng đồng.

Quần đảo Pitcairn, Nam Thái Bình Dương: Quần đảo Pitcairn là một nhóm gồm 4 hòn đảo núi lửa ở Nam Thái Bình Dương, cũng là lãnh thổ hải ngoại của Anh. Hiện dân số đảo Pitcairn đang giảm dần và chính phủ đã cố gắng cấp đất miễn phí để phát triển cộng đồng.

Đảo Phục Sinh, Chile: Đảo Phục Sinh, hay Rapa Nui, là một phần của Chile, mặc dù hòn đảo xa xôi này nằm cách bờ biển khoảng 3.540km. Hòn đảo có ít hơn 8.000 cư dân này hiện là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Đảo Phục Sinh, Chile: Đảo Phục Sinh, hay Rapa Nui, là một phần của Chile, mặc dù hòn đảo xa xôi này nằm cách bờ biển khoảng 3.540km. Hòn đảo có ít hơn 8.000 cư dân này hiện là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Đảo Devon, Canada: Đảo Devon (được gọi là Tallurutit ở Inuktitut) thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada là hòn đảo không có người ở lớn nhất hành tinh. Với cảnh quan lạnh lẽo, nhiều đá và biệt lập, được đánh giá là có những đặc điểm địa hình tương tự sao Hỏa, đảo Devon từng là nơi các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu.

Đảo Devon, Canada: Đảo Devon (được gọi là Tallurutit ở Inuktitut) thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada là hòn đảo không có người ở lớn nhất hành tinh. Với cảnh quan lạnh lẽo, nhiều đá và biệt lập, được đánh giá là có những đặc điểm địa hình tương tự sao Hỏa, đảo Devon từng là nơi các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu.

Quần đảo Kerguelen, Nam Ấn Độ Dương: Nằm cách xa nền văn minh gần nhất khoảng 3.220km, những hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương này còn được gọi là quần đảo hoang vắng do vị trí vô cùng xa xôi của chúng. Cách duy nhất để đến quần đảo Kerguelen là bằng một con tàu chỉ khởi hành 4 lần một năm.

Quần đảo Kerguelen, Nam Ấn Độ Dương: Nằm cách xa nền văn minh gần nhất khoảng 3.220km, những hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương này còn được gọi là quần đảo hoang vắng do vị trí vô cùng xa xôi của chúng. Cách duy nhất để đến quần đảo Kerguelen là bằng một con tàu chỉ khởi hành 4 lần một năm.

Ittoqqortoormiit, Greenland: Bị đóng băng 9 tháng trong năm, Ittoqqortoormiit nằm giữa Công viên Quốc gia Greenland lớn nhất thế giới và Scoresby Sound - vịnh hẹp lớn nhất trên Trái đất. Trong số khoảng 56.000 người ước tính sống ở Greenland vào năm 2021, 450 người trong số họ cư trú tại khu định cư hẻo lánh này, rải rác với những ngôi nhà, ngọn núi và sông băng có màu sắc cầu vồng.

Ittoqqortoormiit, Greenland: Bị đóng băng 9 tháng trong năm, Ittoqqortoormiit nằm giữa Công viên Quốc gia Greenland lớn nhất thế giới và Scoresby Sound - vịnh hẹp lớn nhất trên Trái đất. Trong số khoảng 56.000 người ước tính sống ở Greenland vào năm 2021, 450 người trong số họ cư trú tại khu định cư hẻo lánh này, rải rác với những ngôi nhà, ngọn núi và sông băng có màu sắc cầu vồng.

Oymyakon, Nga: Oymyakon, Nga, nằm gần Vòng Bắc Cực hơn là thành phố Yakutsk cách đó 927km. Chỉ có khoảng 500 người khỏe mạnh sống ở nơi giữ kỷ lục có người sinh sống với nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất. Nhiệt độ thấp kỷ lục của nó là -68°C, được ghi nhận vào ngày 6/2/1933.

Oymyakon, Nga: Oymyakon, Nga, nằm gần Vòng Bắc Cực hơn là thành phố Yakutsk cách đó 927km. Chỉ có khoảng 500 người khỏe mạnh sống ở nơi giữ kỷ lục có người sinh sống với nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất. Nhiệt độ thấp kỷ lục của nó là -68°C, được ghi nhận vào ngày 6/2/1933.

Changtang, Tây Tạng: Độ cao chưa từng có của khu vực này đã mang lại cho nó biệt danh "Mái nhà thế giới". Changtang nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao khoảng 6.5km so với mực nước biển. Khí hậu ở đây cực kỳ lạnh do độ cao, có mùa đông giống Bắc Cực. Mùa hè có thể ấm áp nhưng ngắn ngủi, kèm theo giông bão và mưa đá bất ngờ

Changtang, Tây Tạng: Độ cao chưa từng có của khu vực này đã mang lại cho nó biệt danh "Mái nhà thế giới". Changtang nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao khoảng 6.5km so với mực nước biển. Khí hậu ở đây cực kỳ lạnh do độ cao, có mùa đông giống Bắc Cực. Mùa hè có thể ấm áp nhưng ngắn ngủi, kèm theo giông bão và mưa đá bất ngờ

Làng Supai, Mỹ: Bộ Nông nghiệp Mỹ đã gọi Supai, nằm trong hẻm núi Havasu ở bang Arizona là cộng đồng xa xôi nhất trong 48 tiểu bang liền kề. Đây là thủ phủ của Khu bảo tồn người da đỏ Havasupai. Cách duy nhất để vào hoặc ra khỏi làng là bằng trực thăng hoặc đi bộ gần 13km, vì vậy thư từ được chuyển đến bằng những con la.

Làng Supai, Mỹ: Bộ Nông nghiệp Mỹ đã gọi Supai, nằm trong hẻm núi Havasu ở bang Arizona là cộng đồng xa xôi nhất trong 48 tiểu bang liền kề. Đây là thủ phủ của Khu bảo tồn người da đỏ Havasupai. Cách duy nhất để vào hoặc ra khỏi làng là bằng trực thăng hoặc đi bộ gần 13km, vì vậy thư từ được chuyển đến bằng những con la.

Longyearbyen, Na Uy: Longyearbyen là khu định cư ở cực bắc của thế giới. Nó nằm trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard. Mặc dù ở xa xôi nhưng có thể dễ dàng đến Longyearbyen thông qua sân bay Svalbard. Bất kỳ ai mạo hiểm ra ngoài giới hạn thành phố đều phải mang theo vũ khí và biết cách sử dụng nó để chống lại đàn gấu Bắc Cực cư trú.

Longyearbyen, Na Uy: Longyearbyen là khu định cư ở cực bắc của thế giới. Nó nằm trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard. Mặc dù ở xa xôi nhưng có thể dễ dàng đến Longyearbyen thông qua sân bay Svalbard. Bất kỳ ai mạo hiểm ra ngoài giới hạn thành phố đều phải mang theo vũ khí và biết cách sử dụng nó để chống lại đàn gấu Bắc Cực cư trú.

Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi "dư thừa" hàng nghìn nam giới

Thảo Nguyên (Theo Treehugger)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/kham-pha-nhung-vung-dat-xa-xoi-heo-lanh-nhat-hanh-tinh-1999601.html