Được thành lập ngày 27-10-1977, Trại rắn Đồng Tâm (còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9) nằm tại ấp Tân Thuận B, xã Bình Đức (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) với diện tích gần 12ha. Trại rắn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; điều trị rắn cắn; nuôi trồng, sản xuất thuốc y học dân tộc kết hợp với tham quan du lịch sinh thái khoa học độc đáo.
Gần nửa thế kỷ qua, Trại rắn Đồng Tâm đã được biết đến với hàng trăm loài rắn (hơn 400 loài) được nuôi dưỡng và nghiên cứu. Để trở thành điểm du lịch độc đáo với nhiều du khách quốc tế và trong nước, các nhân viên tại đây hằng ngày tỉ mỉ, cẩn thận chăm sóc để chúng thích nghi và phát triển tốt nhất.
Báo Quân đội nhân dân dân gửi đến độc giả một số hình ảnh thường ngày của các cán bộ, nhân viên Trại rắn Đồng Tâm:
Trại rắn Đồng Tâm nuôi rất nhiều loại rắn khác nhau.
Mỗi loại rắn đều được nuôi, chăm sóc với chế độ đặc biệt.
Ngoài mục đích phục vụ khách tham quan, việc nuôi rắn còn được ứng dụng trong y học để chế biến thuốc chữa bệnh.
Đại úy QNCN Lương Minh Hải - Nhân viên nuôi con thuốc cho rắn hổ mang ăn.
Với 25 năm trong nghề, theo Đại úy QNCN Lương Minh Hải, thức ăn khoái khẩu của rắn hổ mang là các loại rắn tạp như rắn lục, rắn ráo...
Du khách thích thú khi được chứng kiến rắn hổ chúa ăn.
Thượng úy QNCN Nguyễn Danh Hiếu - Nhân viên nuôi con thuốc đã gắn bó với rắn hổ mang gần 25 năm.
Với tình yêu nghề, Thượng úy QNCN Nguyễn Danh Hiếu luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Theo anh Hải và anh Hiếu, bên cạnh kinh nghiệm, để huấn luyện được loài rắn cực độc này là phải hiểu được tâm lý của chúng.
Du khách rất thích thú khi được chứng kiến các loài rắn cực độc biểu diễn.
Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm thực hiện quy trình lấy nọc rắn dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
Nhờ huyết thanh chiết xuất, bào chế từ nọc rắn, mỗi năm Trại rắn Đồng Tâm cấp cứu, điều trị thành công hàng nghìn ca bị rắn cắn.
Thượng úy QNCN Nguyễn Danh Hiếu với sản phẩm nọc rắn vừa được chiết xuất.
Chị Trần Tuyết Anh, hướng dẫn viên du lịch giới thiệu rắn với đoàn khách quốc tế.
Chị Trần Tuyết Anh giới thiệu cho du khách về cách chăm sóc rắn cạp nong.
Đoàn du khách Nga được hướng dẫn sử dụng thuốc bôi da Cobratoxan điều chế từ nọc rắn.
Ngoài cơ sở chính tại Tiền Giang, Trại rắn Đồng Tâm hiện nay còn có cơ sở 2 tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chính vì độc đáo, nên mỗi năm Trại rắn Đồng Tâm đều thu hút hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu.
Với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên, nhiều năm liền Trại rắn Đồng Tâm được Bộ tư lệnh Quân khu 9 và UBND tỉnh Tiền Giang khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
QUANG ĐỨC (thực hiện)