Dịp Lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, dù tình hình thời tiết không thuận lợi, nhưng các điểm du lịch tại tỉnh Tiền Giang vẫn thu hút đông du khách.
Ngày 30-8, tại Khách sạn Cửu long, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) - Bộ VHTT&DL phối hợp Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang tổ chức bế giảng Lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực VHTT&DL năm 2024.
với diện tích rộng 12 héc-ta, Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9 (còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm – tỉnh Tiền Giang) có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, điều trị rắn cắn, nuôi trồng và bảo tồn, sản xuất thuốc y học dân tộc; đặc biệt nơi đây còn được biết đến là khu du lịch sinh thái khoa học độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà của cả khu vực Đông Nam Á. Để bảo đảm an toàn cho du khách, các cán bộ công tác nơi đây luôn xem khâu huấn luyện rắn là một vấn đề sống còn của đơn vị. Du khách về đây tham quan sẽ thoải mái ngắm nhìn, thậm chí có thể tận tay sờ vào và 'làm duyên' với họ hàng nhà rắn. Công việc đặc biệt của những người hướng dẫn viên trại rắn Đồng Tâm sẽ được kể trong VNNM sáng nay.
Nghề bác sĩ đã khó, nghề bác sĩ điều trị rắn độc cắn lại càng khó. Vì đến hiện tại, ở các bệnh viện và trường đào tạo y khoa trên cả nước vẫn chưa có một chuyên khoa, chuyên ngành nào về điều trị rắn cắn. Những tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn về điều trị rắn cắn còn rất hạn chế. Suốt 45 năm qua, với tinh thần tự học, tự nghiên cứu đã ngấm sâu vào mỗi y - bác sĩ Khoa điều trị rắn cắn, trại rắn Đồng Tâm, thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho thế hệ sau, giành lại sự sống cho hàng chục ngàn người bị rắn độc cắn. Và câu chuyện về những người thầy thuốc đặc biệt này sẽ được kể trong 'chuyên mục Khách mời hôm nay'.
Sáng 23-7, tại Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Cục hậu cần Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm), Trung tâm Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang (thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang) phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Lớp bồi dưỡng 'Kỹ năng bán hàng và Marketing trong du lịch' năm 2024.
Nghị quyết số 28/2023 của HĐND tỉnh Tiền Giang về quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra phương hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Trong đó, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh.
Mỗi năm trại rắn Đồng Tâm đón hơn 200.000 lượt khách tham quan. Trong đó, có hơn chục ngàn lượt khách quốc tế. Qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trại rắn Đồng Tâm đã cấp cứu và điều trị an toàn cho hơn 25.000 nạn nhân bị rắn cắn, xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam 'Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam'.
UBND tỉnh Tiền Giang vừa ký Văn bản yêu cầu Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận mở dãy phân cách cứng nút giao đường vào cầu Rạch Miễu 2 với đường Lộ Ngang (tại Km4+719) xã Bình Đức, huyện Châu Thành nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển.
Hiện nay, các nhà thầu tại công trình xây dựng cầu Rạch Miễu 2 đang tăng tốc khi có mặt bằng sạch, phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền nối Tiền Giang - Bến Tre đến nay tiến độ đạt trên 45%. Tuy nhiên, về giải phóng mặt bằng thì phía Tiền Giang còn vướng 27 hộ, trong khi phía Bến Tre đã bàn giao 100%.
Tiền Giang đang chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, vừa giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, vừa quảng bá, giới thiệu những tài nguyên du lịch đặc sắc, nổi tiếng của tỉnh.
Ngày 7-3, Công đoàn Viên chức tỉnh Tiền Giang tổ chức Họp mặt kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3; 27 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức tỉnh; 48 năm thành lập Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang. Tham dự có đồng chí Hoàng Khắc Tinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh.
Dịp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thu hút đông đảo du khách đến tham quan. So với Tết Nguyên đán năm 2023, tết năm nay, du khách đến tỉnh tăng cao.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang, dịp Tết Nguyên đán 2024, từ ngày 7-2 đến ngày 13-2-2024 (từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 4 tết), Tiền Giang đón được 88.593 lượt khách du lịch, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, có 10.068 lượt khách quốc tế, tăng 121% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, trong 4 ngày nghỉ tết đầu tiên từ 29 tết đến mùng 2 tết, toàn tỉnh đón 48.727 lượt du khách.
Trại Rắn Đồng Tâm là địa điểm tham quan hấp dẫn tại Tiền Giang. Nơi đây, được mệnh danh là bảo tàng rắn lớn nhất Việt Nam với hơn 400 loài rắn độc và không độc, được nuôi dưỡng và khai thác với rất nhiều loài cá thể. Trại rắn Đồng Tâm - Tiền Giang là nơi được mệnh danh là trại rắn lớn nhất Việt Nam.
Ngày 24-1, Đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Tiền Giang do đồng chí Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết các đơn vị Quân đội trên địa bàn tỉnh.
Trại rắn Đồng Tâm (hay còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, được xem là 'vương quốc' thu nhỏ của các loài rắn, bởi nơi đây hiện đang nuôi bảo tồn hàng ngàn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài rắn cực độc, cực hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không chỉ nổi tiếng nuôi, bảo tồn các loài rắn, Trại rắn Đồng Tâm còn có khu điều trị cho người bị rắn cắn và là một trong những điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước của tỉnh Tiền Giang.'THUẦN HÓA' RẮN
Trại rắn Đồng Tâm được xem là 'bảo tàng' rắn đầu tiên tại Việt Nam, nuôi dưỡng, bảo tồn nhiều loài rắn quý hiếm, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Sáng 19-12, ông Huỳnh Văn Khái - Giám đốc phòng khám đa khoa S.O.S Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn. Nhưng do Phú Quốc chưa có huyết thanh kháng loại độc rắn này nên bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) trong sáng nay để tiếp tục điều trị.
Trại rắn Đồng Tâm (còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu), Cục Hậu cần Quân khu 9 từ lâu đã trở thành ngôi nhà của hàng trăm loài rắn, là điểm du lịch độc đáo với nhiều du khách quốc tế và trong nước.
Hiện nay, trên đường tỉnh 870 (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) thuộc gói thầu XL-01 của Dự án Đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 xuất hiện hàng loạt 'ổ gà, ổ voi' cần khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện.
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang là tỉnh có nhiều ưu thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn nhờ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa dạng về tiểu vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn; trên 80.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang, dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ.
Tiền Giang có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Ngành du lịch tỉnh Tiền Giang kỳ vọng chính sách visa mới có hiệu lực từ ngày 15/8 sẽ 'đòn bẩy' thúc đẩy tăng trưởng du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến địa phương.
Thời gian qua, Tiền Giang đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần chăm lo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) của tỉnh đã cho thấy sự quan tâm đến đời sống tinh thần của hân dân.HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, GIA ĐÌNH
Loài rắn độc nhất và được xem là 'con cưng' của trại rắn Đồng Tâm lớn nhất Việt Nam là loài hổ mang chúa. Ngoài ra đây cũng là nơi nuôi dưỡng và trưng bày rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục đuôi đỏ,... quý hiếm.
Tại trại rắn Đồng Tâm, có rắn hổ chúa khổng lồ nặng hơn 10kg với khả năng phóng nọc độc xa tới... 2m.
Sáng 19-5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa XI tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Nghị quyết 11.
Kỳ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng cao so với ngày thường. Do đợt nghỉ lễ này năm nay kéo dài nên nhiều công ty lữ hành, điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng. Do đó, các đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng; trong đó, chủ yếu là tăng thêm nhân lực để phục vụ du khách.DU LỊCH TRẢI NGHIỆM HÚT KHÁCH
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa có Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng ký, đánh giá phân hạng 4 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.
Dịp Tết Nguyên đán 2023, du khách đến tham quan, du lịch tại Tiền Giang tăng cao so với ngày thường. Đây là tín hiệu tích cực trong việc phục hồi ngành du lịch của địa phương.
Dịp Tết Dương lịch 2023, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh thu hút đông khách tham quan, du lịch so với ngày thường. Khách quốc tế cũng có sự phục hồi tích cực.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang, dịp Tết Dương lịch 2023 (từ ngày 31-12-2022 đến 2-1-2023), du khách đến tham quan, du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tăng nhiều so với ngày thường.
Để du lịch phát triển hiệu quả, bền vững, Tiền Giang đang tập trung nhiều giải pháp, trong đó định hướng quan trọng là tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Chiều 7-11, tại huyện Cái Bè, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang bền vững, hiệu quả.
Ngày 6-11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tiền Giang tổ chức Chương trình Farmtrip Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp. Tham dự Chương trình có hơn 30 khách mời đến từ Sở Du lịch và các công ty du lịch, lữ hành đến từ TP. Hồ Chí Minh, cùng với các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Dù có phần sợ hãi, nhiều du khách trẻ vẫn 'liều mình' tìm tới trại rắn Đồng Tâm để tham quan, chiêm ngưỡng các loài rắn độc như hổ mang chúa, mai gầm…
Điềm Hy và Bình Đức là 2 xã cuối cùng của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang chưa ra mắt nông thôn mới (NTM). Hiện 2 xã trên đang tập trung xây dựng NTM để có thể ra mắt vào cuối năm 2022.
Ngày 4/9, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay (từ ngày 1 - 4/9), tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch tại địa phương ước khoảng 30.500 lượt người, trong đó khách quốc tế ước khoảng 1.800 lượt người. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 15,34 tỷ đồng.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ ngày 1 đến 4-9), tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Tiền Giang ước khoảng 30.500 lượt khách, giảm 19,9% so cùng kỳ năm 2019; trong đó khách quốc tế ước khoảng 1.800 lượt khách, giảm 47,9% so cùng kỳ năm 2019.
Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích nghi với điều kiện bình thường mới và nhu cầu của khách tham quan. Nhiều mô hình kinh doanh du lịch mới, lạ, độc đáo thu hút du khách xa gần.
Thực hiện chương trình phục hồi hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19, du khách đến Tiền Giang ngày một tăng. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
Nhiều điểm du lịch ở miền Tây đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong mấy ngày nghỉ lễ.
Sau những nỗ lực trong việc khởi động lại hoạt động, ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, phục hồi nhanh.KHỞI SẮC
Ngày 10-4, Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến dược liệu (gọi tắt là Trại rắn Đồng Tâm) thuộc Quân khu 9 cho biết, những ngày gần đây đơn vị liên tục chữa trị bệnh nhân do rắn lục đuôi đỏ cắn.