Không phải bạo chúa, vì sao Tôn Quyền ban chết cho con đẻ?

Vào năm 250, Tôn Quyền phế truất Thái tử Tôn Hòa và ban tội chết cho Tôn Bá vì hai người con trai này gây ra cuộc tranh đấu bè phái, gây họa cho Đông Ngô.

 Tôn Quyền là hoàng đế sáng lập của nhà Đông Ngô. Ông được biết đến là vị vua thông minh, ỉoi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc. Ông cũng là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.

Tôn Quyền là hoàng đế sáng lập của nhà Đông Ngô. Ông được biết đến là vị vua thông minh, ỉoi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc. Ông cũng là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.

Theo đó, trong số 3 nhân vật lớn thời Tam quốc (2 người còn lại là Tào Tháo, Lưu Bị), Tôn Quyền là người sống thọ nhất, có thời gian cầm quyền dài nhất (trị vì trong 52 năm) và cũng là vị vua duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế.

Theo đó, trong số 3 nhân vật lớn thời Tam quốc (2 người còn lại là Tào Tháo, Lưu Bị), Tôn Quyền là người sống thọ nhất, có thời gian cầm quyền dài nhất (trị vì trong 52 năm) và cũng là vị vua duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế.

Được đánh giá là hoàng đế kiệt xuất và không phải bạo chúa tàn ác, không ai có thể ngờ Tôn Quyền lại ban chết cho con trai ruột. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao hoàng đế sáng lập nhà Đông Ngô lại không niệm tình cha con mà hạ lệnh tước đi tính mạng của một người con trai.

Được đánh giá là hoàng đế kiệt xuất và không phải bạo chúa tàn ác, không ai có thể ngờ Tôn Quyền lại ban chết cho con trai ruột. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao hoàng đế sáng lập nhà Đông Ngô lại không niệm tình cha con mà hạ lệnh tước đi tính mạng của một người con trai.

Từ đây, các nhà sử học tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về sự việc này. Nhờ vậy, họ đã tìm ra lời giải. Ban đầu, Tôn Quyền phong cho con trai cả là Tôn Đăng làm thái tử. Thế nhưng, người con này lại yểu mệnh qua đời khi 32 tuổi. Người con trai thứ hai của Tôn Quyền cũng qua đời khi ở độ tuổi 20. Do đó, Tôn Quyền chọn người con trai thứ 3 là Tôn Hòa làm thái tử. Sau khi sắc phong Tôn Hòa làm thái tử, Tôn Quyền phong cho người con trai thứ tư là Tôn Bá làm Lỗ Vương.

Từ đây, các nhà sử học tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về sự việc này. Nhờ vậy, họ đã tìm ra lời giải. Ban đầu, Tôn Quyền phong cho con trai cả là Tôn Đăng làm thái tử. Thế nhưng, người con này lại yểu mệnh qua đời khi 32 tuổi. Người con trai thứ hai của Tôn Quyền cũng qua đời khi ở độ tuổi 20. Do đó, Tôn Quyền chọn người con trai thứ 3 là Tôn Hòa làm thái tử. Sau khi sắc phong Tôn Hòa làm thái tử, Tôn Quyền phong cho người con trai thứ tư là Tôn Bá làm Lỗ Vương.

Tuy nhiên, Tôn Quyền được các sử gia đánh giá là đã mắc sai lầm lớn khi đối xử với thái tử và Lỗ Vương như nhau. Dưới thời phong kiến, nhất là trong gia đình bậc đế vương, điều này không hợp quy củ. Thái tử là người có quyền lực và địa vị cao hơn so với các hoàng tử. Nếu thái tử không được đối đãi đúng quy cách thì uy tín và hoàng quyền của người kế vị ngai vàng sẽ không được gây dựng và không được quần thần tin phục.

Tuy nhiên, Tôn Quyền được các sử gia đánh giá là đã mắc sai lầm lớn khi đối xử với thái tử và Lỗ Vương như nhau. Dưới thời phong kiến, nhất là trong gia đình bậc đế vương, điều này không hợp quy củ. Thái tử là người có quyền lực và địa vị cao hơn so với các hoàng tử. Nếu thái tử không được đối đãi đúng quy cách thì uy tín và hoàng quyền của người kế vị ngai vàng sẽ không được gây dựng và không được quần thần tin phục.

Về sau, các đại thần nhiều lần can gián Tôn Quyền nên ông hoàng này dần coi trọng thái tử Tôn Hòa hơn. Điều này khiến Lỗ Vương bất mãn và bắt đầu cuộc đấu đá với anh trai để tranh giành quyền lực, phân chia bè phái trong triều đình.

Về sau, các đại thần nhiều lần can gián Tôn Quyền nên ông hoàng này dần coi trọng thái tử Tôn Hòa hơn. Điều này khiến Lỗ Vương bất mãn và bắt đầu cuộc đấu đá với anh trai để tranh giành quyền lực, phân chia bè phái trong triều đình.

Cuộc đấu đá giữa thái tử Tôn Hòa và Lỗ Vương khiến cục diện chính trị Đông Ngô bất ổn. Lịch sử gọi là "Nam Lỗ chi tranh", trong đó "Nam" là chỉ Thái tử Tôn Hòa do khi đó ông đang sống ở Nam cung. Trong khi đó, "Lỗ" là để chỉ Lỗ Vương Tôn Bá.

Cuộc đấu đá giữa thái tử Tôn Hòa và Lỗ Vương khiến cục diện chính trị Đông Ngô bất ổn. Lịch sử gọi là "Nam Lỗ chi tranh", trong đó "Nam" là chỉ Thái tử Tôn Hòa do khi đó ông đang sống ở Nam cung. Trong khi đó, "Lỗ" là để chỉ Lỗ Vương Tôn Bá.

Nhằm chấn chỉnh tình hình này, năm 244, Tôn Quyền hạ chiếu thư "Cấm đoạn vãng lai, giả dĩ tinh học", có nghĩa là cấm Thái tử và Lỗ Vương qua lại với các vị đại thần trong triều và muốn 2 con chuyên tâm học tập. Tuy nhiên, Tôn Bá vẫn âm mưu lật đổ Thái tử bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Nhằm chấn chỉnh tình hình này, năm 244, Tôn Quyền hạ chiếu thư "Cấm đoạn vãng lai, giả dĩ tinh học", có nghĩa là cấm Thái tử và Lỗ Vương qua lại với các vị đại thần trong triều và muốn 2 con chuyên tâm học tập. Tuy nhiên, Tôn Bá vẫn âm mưu lật đổ Thái tử bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Trước tình thế 2 con đấu đá khiến triều đình ngày càng rối ren, năm 250, Tôn Quyền quyết định phế truất thái tử Tôn Hòa, ban tội chết cho Tôn Bá. Ông làm như vậy với hy vọng triều cục sẽ ổn định trở lại, dẹp bỏ những mầm mống gây họa cho nhà Đông Ngô.

Trước tình thế 2 con đấu đá khiến triều đình ngày càng rối ren, năm 250, Tôn Quyền quyết định phế truất thái tử Tôn Hòa, ban tội chết cho Tôn Bá. Ông làm như vậy với hy vọng triều cục sẽ ổn định trở lại, dẹp bỏ những mầm mống gây họa cho nhà Đông Ngô.

Sau đó, Tôn Quyền lập con trai út 7 tuổi là Tôn Lượng lên ngôi thái tử. Dù cố gắng giúp nhà Đông Ngô phát triển nhưng mọi nỗ lực của ông đều "đổ sông đổ biên" khi tình hình càng xấu đi khi Tôn Lượng kế vị. Theo đó, nhà Đông Ngô dần suy tàn.

Sau đó, Tôn Quyền lập con trai út 7 tuổi là Tôn Lượng lên ngôi thái tử. Dù cố gắng giúp nhà Đông Ngô phát triển nhưng mọi nỗ lực của ông đều "đổ sông đổ biên" khi tình hình càng xấu đi khi Tôn Lượng kế vị. Theo đó, nhà Đông Ngô dần suy tàn.

Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khong-phai-bao-chua-vi-sao-ton-quyen-ban-chet-cho-con-de-1747344.html