Khủng hoảng Nagorno-Karabakh khiến châu Âu càng gặp khó về năng lượng

Azerbaijan đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, còn Liên minh châu Âu đã lên án chiến dịch quân sự mà họ cho là do Cộng hòa Azerbaijan phát động. Nhưng bất chấp 'hòn đá' cản trở quan hệ ngoại giao, 27 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận năng lượng với Baku.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký thỏa thuận năng lượng vào ngày 18/7/2022

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký thỏa thuận năng lượng vào ngày 18/7/2022

Thỏa thuận do Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đàm phán, dù vấp phải nhiều tranh cãi kể từ khi ký kết. Đây là hậu quả trực tiếp của cuộc chiến Nga-Ukraine. Hiện Azerbaijan là một trong những quốc gia đã lấp đầy khoảng trống do Gazprom ngừng xuất khẩu khí đốt. Từ năm 2021 - 2022, lượng khí đốt vận chuyển từ Caucasian đến châu Âu đã tăng 30%, thông qua đường ống dẫn khí nối bờ biển Caspian với Ý qua Thổ Nhĩ Kỳ. 27 nước thành viên EU là những khách hàng đầu tiên đường ống này. Để đảm bảo và duy trì nguồn cung, bà Ursula von der Leyen đã có chuyến công du đến Baku và cùng với ban lãnh đạo Azerbaijan ký một biên bản ghi nhớ vào tháng 7/2022. Theo thỏa thuận, Azerbaijan sẽ tăng gấp đôi lượng giao hàng lên 20 tỷ m3 khí đốt vào năm 2027, tương đương 5% mức tiêu thụ hiện tại của EU.

Lời hứa có vẻ không thể thực hiện được

The Economist của Anh cũng như các học giả từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford đã đưa ra lời cảnh báo cáo về chủ điểm này. Lời hứa của Azerbaijan dường như ngoài tầm với, do nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới trong khi sản lượng khí đốt của Azerbaijan sẽ tụt lại phía sau. Công ty TotalEnergies của Pháp vừa bắt đầu khai thác mỏ Absheron. Sản lượng khai thác tại mỏ này ước tính sẽ đạt 5 tỷ m3 khí đốt vào năm 2027, tương đương một nửa trong số 10 tỷ m3 bổ sung đã hứa với EU. 5 tỷ m3 còn thiếu sẽ đến từ đâu vẫn chưa có lời giải đáp, do các mỏ đang khai thác có tiến triển không ổn định. Trừ khi xuất hiện những khoản đầu tư nhanh chóng để đẩy mạnh khai thác, nhưng điều này không nằm trong kế hoạch.

Một trở ngại khác: châu Âu thiếu các đường ống dẫn khí đốt

TAP, Đường ống xuyên Adriatic, phục vụ Hy Lạp và sau đó là Ý, đã hoạt động hết công suất. Do đó, để tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu, Azerbaijan phải tăng gấp đôi sản lượng. Điều này đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ và phải được giải quyết chậm nhất trong năm nay để cơ cấu này có thể hoạt động trong suốt 4 năm. Khí đốt của Azerbaijan không rẻ, cao gấp 3 lần so với giá khí đốt của Algeria. Ngoài những cản trở về mô hình kinh tế trong thỏa thuận, còn có những cản trở liên quan đến các mục tiêu khí hậu. Nếu EU giảm mức tiêu thụ khí đốt để giảm lượng khí thải carbon, thì những khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo vận chuyển từ Azerbaijan có thể không còn phù hợp.

Thỏa thuận năng lượng giữa EU và Azerbaijan vừa vướng phải tranh luận về mặt kinh tế vừa bị chỉ trích về mặt chính trị.

Đặc biệt là trong giới chính trị Pháp. Tất cả những phe ủng hộ Armenia đã ký một cương lĩnh vào năm 2022 để cảnh báo về những rủi ro địa chính trị có thể xảy ra. Những sự kiện diễn ra trong những ngày gần đây đã chứng minh họ đúng. Châu Âu cáo buộc Azerbaijan sử dụng doanh thu từ khí đốt để mua vũ khí chống lại Ảmenia, họ cho rằng tăng cường nhập khẩu khí đốt Azeri, 27 nước EU gián tiếp viện trợ cho cuộc chiến này. Châu Âu cuối cùng sẽ phải tiêu thụ khí đốt của Nga, do sản lượng hiện tại từ các giếng ở Biển Caspian không thể đáp ứng nhu cầu trong và ngoài khu vực. Tại Nghị viện Châu Âu, một số nghị sĩ đã lên tiếng phản đối, yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Baku. Tuy nhiên, Tổng thống Aliev không lo sợ vì ông có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của các khách hàng và đồng minh của mình, như Hungary và Ý.

Ý Thiên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/khung-hoang-nagorno-karabakh-khien-chau-au-cang-gap-kho-ve-nang-luong-695361.html