Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác...

Cục Y tế dự phòng vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai truyền thông, phổ biến khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam.

Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác...

Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác...

Theo Cục Y tế dự phòng, natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe. Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác.

Các nghiên cứu cho thấy xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.

Việc đưa ra các khuyến cáo hàm lượng natri tối đa trong 100g thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất áp dụng các biện pháp giảm natri trong công thức chế biến, thay thế natri bằng gia vị khác trong thực phẩm góp phần cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm ít natri hơn.

Cũng theo Cục Y tế dự phòng khuyến nghị hàm lượng natri dùng để khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe và để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng các thực phẩm giảm natri góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Khuyến nghị này dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và kết quả rà soát, khuyến nghị hàm lượng natri tối đa trên 100g thực phẩm đối với 11 nhóm thực phẩm chính và 46 tiểu nhóm thực phẩm phù hợp với danh mục quản lý tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các sản phẩm có tại thị trường Việt Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng, đưa ra khuyến nghị về hàm lượng natri cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thêm điều kiện tiếp cận thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, góp phần phòng ngừa bệnh không lây nhiễm;

Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cải tiến công thức thực phẩm để tạo ra các thực phẩm giảm natri vì sức khỏe cộng đồng, đồng thời gia tăng giá trị của chính doanh nghiệp;

Hỗ trợ hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Đồng thời là công cụ để phân loại thực phẩm nhiều natri hay ít natri hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng chung của chế độ ăn; cùng đó thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ natri tại Việt Nam và toàn cầu.

Được biết, năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị sử dụng nhãn thông tin dinh dưỡng như một chiến lược để hỗ trợ công chúng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.

Ghi thông tin hàm lượng muối trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm giúp người dân biết để lựa chọn sử dụng thực phẩm ít muối, có lợi cho sức khỏe hơn.

Bên cạnh đó, việc đưa ra các khuyến cáo hàm lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất áp dụng các biện pháp giảm muối trong công thức chế biến, thay thế muối natri bằng gia vị khác trong thực phẩm góp phần cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm ít muối hơn.

Một trong các hoạt động nhằm nỗ lực kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Khuyến nghị toàn cầu về ngưỡng natri cho các loại thực phẩm.

Trong những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính đã gia tăng và trẻ hóa.

Bệnh không lây nhiễm là những thách thức chính đối với sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ bệnh không lây nhiễm ở những nước thu nhập thấp và trung bình ngày càng tăng cao.

Tại Việt Nam, ước tinh năm 2019, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm hơn 80% tổng số tử vong toàn quốc, chủ yếu là do các bệnh tim mạch (39,5%), ung thư (15,9%), bệnh hô hấp mạn tính (6,2%) và đái tháo đường (4,7%) (291.

Bệnh không lây nhiễm gia tăng có nguyên nhân quan trọng là do đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa ... dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống và chế độ ăn uống của người dân, trong đó có sự chuyên đổi từ thực phẩm truyền thống sang thực phẩm chế biến nhiều chất béo, muối, đường(29).

Theo kết quả Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPs) năm 2015 tại Việt Nam, mức tiêu thụ muối trung bình là 3.760mg natri tương đương với 9,4g muối/người/ngày,

Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020 tại Việt Nam cho thấy lượng rau quả ăn vào trung bình chi đạt 66,4-77,4% khuyến nghị 30.

Trong khi đó, người dân lại tiêu thụ nhiều mì ăn liền, các loại gia vị nhiều muối như bột canh, nước mắm, nước tương, mì chính. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri.

Ngoài ra, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng tại Việt Nam. Thực phẩm và đồ uống là nguồn đóng góp cao nhất (35%) vào chi tiêu lương thực trung bình hẳng tháng trong cả nước và bằng 15% GDP cả nước.

Một nghiên cứu với 467 người trong độ tuổi 19-39 tại TP.HCM cho thấy 47% người tham gia thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới và thanh thiếu niên (16-24 tuổi), 47% ở lại nhà hàng bán đồ ăn nhanh hơn 60 phút 331.

Thức ăn đường phố cũng là món ăn phồ biến được tiêu thụ thường xuyên ở các khu vực thành thị với 95,5% người dâp ăn thức ăn đường phố. Trong đó, 51% dùng thức ăn đường phố vào bữa ăn hàng ngày và 82% dùng vào bữa sáng 34).

Xu hướng tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh là do sự tiện lợi, phục vụ nhanh, chi phí thấp và không mất thời gian chuẩn bị.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến bao gói sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri, các chất này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.

Gần đây, một nghiên cứu do FAO Việt Nam tài trợ thực hiện năm 2020 ở người 15-25 tuổi thuộc cả khu vực thành thi và nông thôn TP.Hà Nội cho thấy gần 95% người tham gia có xu hướng thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh.

Đối với giám sát mức tiêu thụ natri trong cộng đồng, năm 2015 và năm 2021, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, trong đó có lồng ghép điều tra về thói quen tiêu thụ muối và xét nghiệm nước tiểu để ước lượng mức tiêu thụ natri trung bình/người/ngày cho người trưởng thành ở Việt Nam.

Số liệu từ hai cuộc điều tra cho thấy, sau 5 năm, mức độ tiêu thụ natri của người dân Việt Nam có giảm từ 3.760mg/người/ngày xuống 3.360mg/người/ngày (tương ứng với 9,4g muối/người/ngày và 8,4g muối/người/ngày).

Hiện nay, Việt Nam chưa thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát việc tiêu thụ natri, tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều natri và đánh giá hiệu quả các can thiệp giảm natri.

Trong thời gian tới cần phải tích hợp giám sát tiêu thụ natri trong hệ thống giám sát các bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ, chuẩn hóa các chỉ số, quy trình, công cụ giám sát và xây dựng cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực này.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/khuyen-nghi-ham-luong-natri-toi-da-cho-mot-so-thuc-pham-che-bien-bao-goi-san-d212207.html