Kiểm toán kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tập thể tại EVNHCMC
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân tại EVNHCMC liên quan đến việc hạch toán các khoản bồi thường, hỗ trợ di dời công trình lưới điện vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đúng quy định và việc phát sinh các tồn tại trong công tác mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Theo kết quả kiểm toán năm 2021, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại Tổng công ty Điện lực Tp.HCM (EVNHCMC), một số đơn vị còn trường hợp số dự tài khoản chuyên chi sản xuất kinh doanh điện, chuyện chi đầu tư xây dựng (ĐTXD) vượt hạn mức vốn lưu động hàng tháng theo quy định của TCT; số dự của EVNHCMC tại ngân hàng TMCP An Bình có thời điểm vượt dư nợ tín dụng tại Ngân hàng theo quy tại mục a khoản 5 điều 37 Quy chế quản lý tài sản và nguồn vốn ban hành theo Quyết định số 323/QĐ-EVN ngày 10/12/2018 của EVN.
Tại EVN, việc thực hiện các hợp đồng thu hộ tiền điện qua các ví điện tử (ví Payoo) có hạn chế là một số tháng trong năm có giá trị thu tiền điện ngày cao nhất lớn hơn 30% giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng đối tác chưa bổ sung hạn mức bảo lãnh theo đúng quy định của hợp đồng.
Tổng nợ phải thu đã được trích lập dự phòng phải thu khó đòi trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 của EVN: Trong đó EVNHCMC (nợ phải thu quá hạn là 106.396 triệu đồng, số trích dự phòng là 80.783 triệu đồng).
KTNN chỉ ra, EVNHCMC có khoản nợ phải thu Công ty cổ phần Du lịch Bưu chính viễn thông Sài Gòn – Trung tâm điện thoại SPT 77.505 triệu đồng quá hạn trên 3 năm, đã được đơn vị tiến hành khởi kiện ra Tòa án và chuyển hồ sơ sang Cục thi hành án dân sự để giải quyết, thu hồi công nợ.
Việc theo dõi, hạch toán và trích khấu hao TSCĐ tại các đơn vị còn có sai sót: EVNHCMC hạch toán vào nguyên giá TSCĐ đối với các khoản chi phí không đủ điều kiện ghi nhận theo quy định. Việc đối chiếu công nợ phải trả tại một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ như Công ty mẹ EVNHCMC đối chiếu được 15/48 đối tượng, đạt 99,2% giá trị.
Tại PC – Tân Thuận – EVNHCMC: một số khoản khách hàng đặt cọc gắn điện kế tạm thời từ năm 2015 -2021, đơn vị đã thực hiện thu hồi điện kế và chấm dứt hợp đồng mua bán điện ngắn hạn với khách hàng song chưa hoàn trả tiền đặt cọc cho khách hàng theo thỏa thuận.
Tại EVNHCMC tổng nguyên giá tài sản cố định tiếp nhậ từ NSNN theo hình thức phải trả vốn từ nguồn khấu hao hàng năm lũy kế đến 31/12/2021 là 77.711 triệu đồng. Mặc dù đơn vị đã nhiều lần có văn bản gửi đến Sở Tài chính Tp. HCM đề nghị hướng dẫn việc hoàn trả NSNN nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bản trả lời để tổ chức thực hiện.
Việc theo dõi, hạch toán các khoản phải trả người lao động của một số đơn vị còn sai sót: hạch toán vào quỹ lương đối với phần nhân công trồng trụ đã thực hiện thuê ngoài; hạch toán vào chi phí khoản ủng hộ của người lao động (1 ngày lương) để mua sắm thiết bị y tế ủng hộ cho các đối tượng Covid – 19.
Đến thời điểm 31/12/2021, EVNHCMC có vốn đầu tư chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không phù hợp với vốn điều lệ tại Điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như các quyết định phê duyệt vốn điều lệ của EVN (Vốn điều lệ của EVNHCMC: VĐL theo Điều lệ và phê duyệt của EVN là 11.327 tỷ đồng, VĐL theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCN ĐKKD) là 7.318 tỷ đồng, vốn đầu tư của CSH (TK411) trên BCTC 2021 là 13.088 tỷ đồng).
Trong đó đến hết thời điểm kiểm toán: EVNHCMC đã thực hiện điều chỉnh tăng vốn điều kệ lên 11.372.000 triệu đồng trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 10 ngày 22/08/2022.
Tại ngày 31/12/2021, EVNHCMC có số dư tài khoản Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (TK411) LÀ 413.455 triệu đồng. EVNHCMC sử dụng tài khoản 411 để theo dõi các khoản tiền nhận được về bồi thường, hỗ trợ di dời các công trình lưới điện do các Ban QLDA của Tp.HCM chi trả; thực hiện kết chuyển sang Nguyền vốn đầu tư của chủ sở hữu khi quyết toán các công trình điện sử dụng nguồn vốn này.
Qua kiểm toán cho thấy, việc hạch toán như trên của EVNHCMC chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 Thông tư số 200/2014/TT-BTC, các khoản tiền nhận được phải hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra qua kiểm tra chọn mẫu 03 quyết định phê duyệt tiền bồi thường dự án di dời và bố trí lưới điện cho thấy các Ban QLDA của Tp.HCM tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ di dời cho EVNHCMC bao gồm cả thuế GTGT là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC với số tiền là 8,577 triệu đồng.
Việc chi trả tiền bồi thường dự án di dời và tái bố trí lưới điện của các Ban QLDA của Tp.HCM cũng như việc hạch toán của EVNHCMC diễn ra trong thời gian dài và có tồn tại trong việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ; đồng thời phần lớn số tiền từ nguồn này đã được EVN phê duyệt, giao vốn điều lệ cho EVNHCMC đến hết năm 2018 và đề nghị UBQLV phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ cho EVNHCMC đến hết năm 2021.
Ngoài ra, EVNHCMC chưa kê khai thuế GTGT tương ứng với doanh thu phát sinh trong kỳ; hạch toán doanh thu, chi phí chưa phù hợp hoặc chưa loại trừ một số khoản chi phí khi tính thuế TNDN theo quy định.
Tại EVNHCMC, một số khách hàng có bảo đảm thực hiện hợp đồng được phát hành sau thời điểm hợp đồng mua bản điện có hiệu lực, chưa phù hợp với quy định tại Điều 12 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP; chưa phân kỳ doanh thu đối với khách hàng có sản lượng điện trên 100.000 kwh/tháng theo khoản 2 điều 17 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 (PC Thủ Đức).
Giá dự toán được lập căn cứ vào hợp đồng đã thực hiện trước đó và giá nhập kho trên sổ sách nhưng chưa có hồ sơ về việc tham khảo giá trên thị trường của các nhà cung cấp tại thời điểm mua sắm để đảm bảo việc cập nhật về giá”.
Trong công tác khảo sát hiện trạng TSCĐ còn có tồn tại như: chưa lập phương án sửa chữa chi tiết đến hạng mục nhỏ Công ty điện lực Thủ Đức có Công trình sửa chữa lưới điện, thiết bị nâng cao năng lực vận hành cung cấp điện, đảm bảo an toàn mỹ quan đô thị.
Dự toán được lập trên cơ sở đơn giá hợp đồng thực hiện trước đó mà chưa cập nhật giá tại thời điểm lập Công ty điện lực Sài Gòn: Gói thầu sửa chữa lớn hệ thống điện bằng biệm pháp thi công không mất điện lấy theo đơn giá năm 2019; Công ty điện lực Phú Bình: Gói thầu sửa chữa lớn VTTB tù phân phối hạ thế trên địa bàn Quận 6 và Quận Tân Bình lấy theo đơn giá hợp đồng mua sắm hàng hóa tháng 6/2019; gói thầu sửa chữa lớn TSCĐ thay lưới trạm hạ thế khu vực Phường Bình Trị Đông B- An Lạc – An Lạc A- Tân Tạo- Tân Tạo A quận Bình Tân năm 2021 lấy đơn giá hợp đồng thực hiện tháng 2/2020.
Sử dụng báo giá đã hết hiệu lực tại thời điểm lập dự toán Công ty lưới điện cao thế: Gói thầu SCL TSCĐ VTTB các tuyến đường dây 110/220kv Cầu Bông- Củ Chi 2, Củ Chi 2- Bầu Đưng, Phú Lâm – lê Minh Xuân, Phú Lâm – Tân Bình 2 phần hệ thống tiếp địa.
EVNHCMC chưa thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh, đo đạc đánh giá chất lượng các tuyến cáp ngầm thay thế theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 186/QĐ-EVNHCMC.
Chưa thực hiện gửi thư chào lãi suất đến các ngân hàng nhằm đảm bảo tối ưu hiệu quả gửi tiền mà chỉ so sánh lãi suất thông báo của ngân hàng được gửi tiền với lãi suất của các ngân hàng cổ phần nhà nước khác thu nhập trên website.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các đơn vị xác định rõ nguyên nhân khách quản, chủ quan, tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định đối với tập thể, cá nhân liên quan đến các tồn tại, hạn chế đã nêu tại Báo cáo kiểm toán, trong đó tập trung vào nội dung: hạch toán các khoản bồi thường, hỗ trợ di dời công trình lưới điện vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đúng quy định tại EVNHCMC.