'Kinh hãi' bộ tộc dùng tro cốt người làm thức ăn
Bộ tộc sống tách biệt với xã hội, dùng tro cốt người chết chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối.
Bộ tộc Yanomami dùng tro cốt người chết để làm gia vị thức ăn.
Bộ tộc Yanomami là thổ dân da đỏ bản địa ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brasil với dân số chừng 20.000 người. Họ sống trong hàng trăm ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon. Bộ tộc có tập tục kỳ lạ. Họ dùng tro cốt người chết chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối. Kể từ khi được phát hiện đến nay, bộ tộc ở rừng Amazon này vẫn sống hoang dã như tổ tiên của họ và không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn thay đổi thói quen từ thuở xa xưa.
Bộ tộc Yanomami là bộ tộc mà bé trai 8 tuổi đã được coi là đàn ông.
Yanomami là bộ tộc lớn nhất vẫn giữ nếp sống nguyên thủy, với gần 38.000 người sinh sống tại Brazil và Venezuela. Bộ tộc này có tập tục tụ họp dưới mái nhà chung shabono. Trung bình, một shabono có chu vi chừng 90m, hình tròn, giữa là khoảng sân rộng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá và dây leo của rừng nhiệt đới. Cứ mỗi 4-6 năm/lần, người Yanomami lại dỡ bỏ shabono cũ, dựng cái mới. Trong tộc Yanomami, bé trai vừa lên 8 tuổi đã được coi là đàn ông, bé gái sau kỳ kinh đầu tiên được xem như phụ nữ trưởng thành. Họ phân công công việc rất rõ ràng, thích xăm mình, am tường kiến thức tự nhiên. Yanomami cũng là tộc xuất sắc trong việc chế tạo và sử dụng chất độc từ thực vật. Đàn ông trong tộc rất hiếu chiến, sẵn sàng "động thủ" trước bất cứ mối đe dọa nào, bất chấp chuyện phải đổ máu.
Bộ tộc Sentinelese khước từ mọi liên lạc với thế giới bên ngoài và đáp trả những người muốn tới gần họ bằng những mũi tên.
Sentinelese là một bộ tộc có khoảng 50 – 400 người sống ở phía Bắc hòn đảo Sentinel, Ấn Độ. Đây là một trong những tộc người tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ từ chối mọi sự liên lạc. Khi phát hiện người lạ tới gần, thành viên của bộ tộc sẽ chào đón họ bằng mũi tên. Người Sentinelese sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm và câu cá. Không bằng chứng cho thấy họ dùng các phương thức tạo lửa hay chăn nuôi, trồng trọt. Năm 2004, họ đã sống sót kỳ diệu sau trận sóng thần. Tới nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao họ vượt qua thảm họa.
Bộ lạc Uganda mà người ta coi việc lấy các cô gái còn trinh tiết là một điều sỉ nhục.
Tại các bộ lạc Uganda, người ta coi việc lấy các cô gái còn trinh tiết là một điều sỉ nhục. Nếu như một vị thủ lĩnh bộ lạc lấy một cô gái còn trinh tiết làm vợ thì chắc chắn ông ta sẽ bị cả bộ tộc ấy khinh rẻ, coi thường dù là thủ lĩnh. Điều thú vị hơn nữa chính là, để tránh việc các thủ lĩnh lấy phải những cô gái còn trinh, trong các bộ lạc này còn có một nghề được coi là rất “bất hạnh” đó chính là ăn nằm với các cô gái còn trinh tiết. Những người bất hạnh này được giao nhiệm vụ khổ hạnh đó là ăn nằm trước với những ứng cử viên được tuyển làm vợ của thủ lĩnh để chắc chắn rằng, họ không còn trinh tiết khi trở thành vợ của thủ lĩnh bộ tộc. Người dân thuộc các bộ tộc này cho rằng, khi người phụ nữ đã ăn nằm với đàn ông thì họ càng thuần khiết và trong trắng hơn.
Tộc người Pygmy nhỏ bé nhất thế giới.
Người Pygmy là tộc người nhỏ bé nhất thế giới, với chiều cao từ 1,2 - 1,4m, cân nặng không quá 50kg. Họ là những cư dân xuất hiện sớm nhất tại vùng Trung Phi, cũng là hậu thế của nền văn minh Sanga. Điều kỳ lạ là chức năng sinh lý của tộc người này phát triển từ 8 - 9 tuổi. Các bé gái, bé trai tới độ tuổi này được xem là đã trưởng thành và bắt đầu quan hệ. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến một bé gái đồng trinh thành người phụ nữ thực sự, thậm chí bắt đầu sinh con đẻ cái.
Bộ tộc Wodaabe nơi đàn ông mặc váy và thi sắc đẹp.
Bộ tộc Wodaabe – một bộ tộc kỳ lạ, nơi đàn ông mặc váy và thi sắc đẹp. Cuộc thi sắc đẹp có lẽ là cuộc thi cạnh tranh quyết liệt nhất thế giới, hơn cả thi hoa hậu. Bởi lẽ người chiến thắng, ngoài vinh dự được tung hô, còn có thể chiếm được một người vợ xinh đẹp. Những người phụ nữ ở bên dưới cũng lựa chọn người chồng tiếp theo cho riêng mình. Nếu họ thích một ai đó, họ sẽ tự nguyện “bị cướp” bởi người đó và sẵn sàng bỏ chồng mình lại phía sau.
Bộ tộcKorowai đến giờ vẫn sống trên ngọn cây.
Trong thời đại của thế kỷ 21 này vẫn tồn tại một bộ tộc chuyên sống trên ngọn cây cùng những tập tục thời nguyên thủy. Đó là bộ tộc Korowai ở tỉnh Papua, Indonesia. Một nhà truyền giáo người Hà Lan tới Indonesia và phát hiện ra bộ tộc này vào năm 1974. Như người nguyên thủy, bộ tộc Korowai sống thành một nhóm lớn, nói ngôn ngữ riêng, chỉ chuyên săn bắn và hái quả để kiếm sống. Đàn ông của bộ tộc này hầu như không mặc gì mà chỉ quấn một sợi dây ngang bụng. Đàn bà của bộ tộc thường chỉ mặc duy nhất một chiếc váy ngắn làm bằng những chiếc lá khô.
Bộ tộc Hadza (Tanzania - Châu Phi) lâu đời nhất thế giới.
Hadza (Tanzania - châu Phi) - bộ tộc lâu đời nhất Hadza là tộc bản địa lâu đời nhất, vẫn cư trú tại địa điểm mà tổ tiên họ cách đây 1,9 triệu năm từng sinh tồn, Hồ Eyasi ở Tanzania, vùng Đông Phi. Người Hadza rất biệt lập, ngay cả trên mặt di truyền cũng không dây mơ rễ má với tộc nào khác. Hiện tộc Hadza chỉ gồm 300-400 người, chia thành các nhóm 20-30 người. Họ không trồng trọt chăn nuôi, mà hoàn toàn dựa vào săn bắt và hái lượm. Điểm nổi bật nhất trong tính cách của người Hadza chính là tính vị tha. Không có chuyện xung đột, đấu đá trong tộc người này. Trẻ con Hadza được nâng niu như trứng mỏng, yêu thương hết lòng. Ngoài ra, dù không có quy định phải một vợ một chồng nhưng mọi cặp đôi Hadza đều chung thủy trọn đời. Chia sẻ thức ăn là chuyện bình thường trong tộc. Họ no cùng no, đói cùng đói, tuyệt đối không có chuyện giành giật miếng ăn. Đàn ông Hadza lo săn bắn, kiếm mật ong, phụ nữ lo hái lượm. Song, tùy vào tình hình, vai trò có thể đảo lộn. Tính ra, người Hadza rất thoải mái, bình đẳng giới. Họ "nguyên thủy" đó nhưng lại là cái nguyên thủy mà cả thế giới phải ngưỡng mộ, ganh tị.