Kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Theo nhiều nghiên cứu, chuyển đổi năng lượng, cùng với tiết kiệm sử dụng hiệu quả năng lượng chỉ đóng góp được 55% cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. 45% nằm ở các giải pháp kinh tế tuần hoàn. So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. /.
Là một doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi tuần hoàn khép kín, trong năm 2022, lượng phát thải carbon trực tiếp và gián tiếp tại nhà máy TH ở Nghĩa Đàn đã giảm xuống chỉ còn 0,1 kg CO2/sản phẩm, mức thấp vượt trội so với kết quả giảm phát thải của các nhà máy sữa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tổng phát thải CO2 trực tiếp và gián tiếp trên một đơn vị sản phẩm tại các nhà máy, trang trại TH giảm trung bình hơn 20% trong năm vừa qua.
Việc chuyển đổi từ việc sử dụng dầu FO (nhiên liệu hóa thạch) sang nhiên liệu sinh khối, đốt gỗ dăm phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến gỗ tại nhà máy giúp giảm hơn 85% tổng phát thải khí nhà kính. Hay như, hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái các nhà máy và trang trại vừa làm mát lại vừa tạo hệ thống đèn chiếu sáng trong trang trại và nhà máy. Riêng việc này đã giúp tiết kiệm 5.000.000 kWh điện, tương đương giảm xấp xỉ 4.000 tấn CO2/năm.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tại TH đã minh chứng cho việc giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng...
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Ngô Trang -
Như Huỳnh