KTSG số 39-2022: Khi lãi suất tăng
Quyết định tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cộng với nhiều quyết định mới từ cơ quan điều hành trong nước, liệu thị trường tài chính trong nước sẽ phải chịu những tác động ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng? KTSG bản in phát hành sáng mai (29-9) sẽ có những bài viết phản ánh đa dạng góc nhìn xoay quanh chủ đề này.
Thị trường tài chính trong nước, những ngày sắp tới… (Lão Trịnh): Trước mắt, những động thái của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa tạo thành cuộc đua lãi suất mạnh mẽ ở các ngân hàng nhưng sẽ đẩy kỳ vọng tăng lãi suất trong thời gian tới. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng chịu những tác động khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP ra đời. Nghị định này cộng với room tín dụng năm 2022 đã gần hết làm cho thanh khoản trên thị trường ngày càng teo tóp, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Đến lúc bình thường hóa chính sách tiền tệ… (Tuệ Nhiên): Lựa chọn công cụ lãi suất, nhưng liều lượng và thời điểm tăng lãi suất của NHNN có thể phát đi những tín hiệu khiến thị trường bối rối và hiểu sai lệch, nhất là khi thiếu những định hướng, cam kết cũng như dự báo.
“Ma trận” mất tiền (LS. Trương Thanh Đức): Đang có nhiều sự lựa chọn sử dụng đồng tiền để sinh lời, nhưng có thể quy về hai dạng chính: cho vay hưởng lãi cố định và đầu tư kiếm lãi dựa trên kết quả kinh doanh.
Đầu tư khi lãi suất tăng (Minh Châu): Nhận thức về cơ hội đầu tư vào kênh tiền gửi đã được phản ánh ngay từ đầu năm. Và như vậy, vẫn còn đáng kể cơ hội đầu tư cho các thị trường tài sản truyền thống khác.
Lợi thế sở hữu tiền mặt lớn khi lãi suất tăng (Đăng Linh): Lãi suất tăng dường như đang tạo ra động lực tích cực cho một nhóm nhỏ cổ phiếu của các doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều tiền mặt.
Lãi suất tăng – những nhóm ngành, doanh nghiệp nào sẽ đối mặt thách thức? (Triêu Dương): Lãi suất tăng, tiền rẻ không còn rẻ nữa, những kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.
Chứng khoán tuần qua: VN-Index “đỏ lửa” cùng thị trường thế giới! (Thanh Thủy).
Châu Á và bài toán hỗ trợ đồng nội tệ (Lạc Diệp): Việc Fed đẩy mạnh tăng lãi suất đặt ra nhiều thách thức cho ngân hàng trung ương các nước châu Á trong việc hỗ trợ đồng nội tệ của mình.
Viễn cảnh ảm đạm của thị trường tài chính toàn cầu (Song Thanh): Việc các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và khiến giới đầu tư đối mặt với một thị trường tài chính đầy biến động.
Một hồ sơ về kinh tế TPHCM cũng xuất hiện trên số báo này qua các bài viết:
Kinh tế TPHCM: Hai gam màu sáng tối (TS. Phạm Thị Thanh Xuân – Trần Thanh Trúc): Người dân TPHCM chịu áp lực lạm phát nặng nề hơn hẳn so với trung bình cả nước. Thực tiễn cho thấy tốc độ điều chỉnh giá tại TPHCM vênh so với cả nước: khi giá tăng thì nhanh hơn, khi giá giảm lại chậm hơn.
Kinh tế TPHCM 2022: Quí 3 là đỉnh tăng trưởng, quí 4 chịu sức ép nhưng có triển vọng về đích (TS. Phạm Thị Thanh Xuân – ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý – Trần Thị Thanh Trúc): Với TPHCM, tăng trưởng quí 4 có thể không lạc quan như quí 3 vì các yếu tố tạo áp lực chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, triển vọng hoàn thành, thậm chí vượt mức tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay là khả thi.
Các đề tài kinh tế – xã hội khác:
Động lực tăng trưởng của Việt Nam vẫn thiếu vắng yếu tố năng suất (Lê Hoài Ân – Đồng Hoàng Hương Liên): Chưa bao giờ tần suất bất ổn của nền kinh tế toàn cầu lại diễn ra dày đặc như những năm vừa qua. Với một quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam, điều này cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương.
Quản lý kỳ vọng giữa thời bất định (Phan Minh Ngọc): Thế giới đang bất ổn với triển vọng kinh tế bất định thì Việt Nam cũng không thể “quyết liệt” theo đuổi những kỳ vọng duy ý chí.
Xuất khẩu có giữ được đà? (TS. Võ Đình Trí): Trong trường hợp suy thoái kinh tế xảy ra, các mặt hàng mà Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và dệt may là những mặt hàng mà người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu sẽ ưu tiên cắt giảm.
Chuyện phiếm về nhập khẩu lạm phát (Thanh Đào): Khi một nước buộc phải để tỷ giá tăng như một dấu hiệu gây quan ngại đến ổn định vĩ mô, nó cũng đồng thời bù đắp lại cho nền kinh tế trong nước bằng một số lợi ích.
Làm gì để hình thành được đội ngũ làm nông chuyên nghiệp? (Huỳnh Kim): Có rất nhiều việc phải làm: tăng cường tri thức, sự chuyên nghiệp cho nông dân; tăng chất lượng sản phẩm; học hỏi mô hình hợp tác xã hiệu quả của Nhật Bản; liên kết giữa sản xuất – phân phối với nhu cầu thị trường…
Khi GAP từ “thực hành nông nghiệp tốt” biến thành “kẽ hở” (Tân An): Thực trạng rau chợ dễ dàng khoác áo rau VietGAP và xuất hiện chễm chệ trên kệ hàng siêu thị cho thấy không ít kẽ hở trong việc quản lý hệ thống tiêu chuẩn này.
Pháp lý mua bán tàu biển: Sân chơi không dành cho “tay mơ” (Nguyễn Võ Quốc Trung): Khi mua tàu đã qua sử dụng, đừng bỏ qua việc kiểm tra xem con tàu đó có nằm trong “danh sách đen” không chính thức hay không.
Bước vào niên vụ mới, thị trường cà phê có gì lạ? (Nguyễn Quang Bình): Sự siết chặt tiền tệ (để chống lạm phát) tại các nước tiêu thụ cà phê đã ngắt bớt giá cà phê trên các sàn phái sinh. Giữa lúc đó, chi phí sản xuất niên vụ mới có xu hướng tăng cao.
SCG lấn vào “kinh tế xanh” dù đang mang khối nợ khủng (Ricky Hồ): Các thương vụ thâu tóm đã khiến nợ của Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan tăng vọt lên 410 tỉ baht. Dù vậy, họ cũng có khuynh hướng đầu tư cho các lĩnh vực ít phát thải.
Vì sao người vào đại học nhiều mà chất lượng nguồn nhân lực vẫn thấp? (Hiệu Minh): Kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn thấp. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (GCI), Việt Nam xếp thứ 103/141 về chỉ số này. Về kỹ năng của sinh viên mới ra trường, Việt Nam xếp thứ 116.
“Sa thải trong im lặng” dưới góc độ pháp lý (Ngô Thị Ngọc): “Nghỉ việc trong im lặng” và “sa thải trong im lặng” là hai hiện tượng diễn ra song song. Có thể nói sa thải trong im lặng vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của nghỉ việc trong im lặng. Những khái niệm đó nghĩa là gì, tại sao lại xảy ra như thế và pháp luật chế tài hình thức “sa thải” này như thế nào?
Dùng dằng phân định trách nhiệm, bộ tính sao với chuyện lãng phí nguồn lực xã hội? (Song Nghi): Bộ Công thương vẫn cứ loay hoay với những bất cập liên quan đến cơ chế mua bán điện. Và cho đến nay, giá mua điện mới vẫn còn bỏ ngỏ, nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục chờ.
Siết luật mà không siết thực thi luật thì cũng như không (mục Ý kiến): Nếu soi chiếu các quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy với những bất cập được nêu ra sau những vụ cháy thời gian qua, có thể thấy đối tượng cần phải siết chính là những cơ quan có trách nhiệm thực thi pháp luật.
Đến và đi sân bay, nhìn từ tiện ích của hành khách (Nguyễn An Nam): Chừng nào việc tổ chức hoạt động hệ thống xe buýt sân bay còn chưa được cải thiện thì chưa thể thuyết phục hành khách thay đổi thói quen “bắt taxi cho lẹ”, và cảnh ùn tắc giao thông đến và đi từ sân bay vẫn diễn ra.
Làng ngập (TS. Nguyễn Minh Hòa): Mạng lưới đường nông thôn chia đất thổ cư và đất canh tác ra thành hàng ngàn mảnh nhỏ. Hệ thống này vô tình trở thành những con đê bê tông lớn, nhỏ giữ nước không cho thoát ra ngoài kênh hoặc gom về các ao, hồ, đầm và cuối cùng chảy ra sông.
Khi Google lại… thắng kiện! (Lê Thiên Hương): Khi luôn nhấn mạnh vào tính “khách quan” của công cụ tìm kiếm Google, đặc biệt là khía cạnh “kỹ thuật” của quy trình tìm kiếm kết quả mà theo Google là hoàn toàn tự động và “trung lập”, Google tránh phải chịu các trách nhiệm pháp lý liên quan tới nội dung tìm kiếm.
Tàu một nơi, GPS chỉ nơi khác (Nguyễn Vũ): Trước đây, việc giả mạo thông tin GPS trên biển chỉ có các nước có ngành hải quân mạnh mới thực hiện được. Nay, với tiến bộ công nghệ, người ta chỉ cần bắt chước cách vận hành các mạng riêng ảo VPN như trên điện thoại di động là đã có thể đánh lừa hệ thống GPS.
Phát triển và bền vững (Huỳnh Văn Mỹ): Sự phát triển (kinh tế) của cá nhân (cũng như cộng đồng nhỏ) chỉ bền vững khi chủ thể của hoạt động phát triển biết nghĩ đến lợi ích hài hòa – được ta, được người, và được cả cho thiên nhiên.
Niềm tin và điều chúng ta cần (Cát Lâm): Dù cuộc đời có khó, có phũ phàng đến thế nào thì chúng ta vẫn cần phải sống. Sống cho tốt với những điều đam mê còn dang dở, với những trách nhiệm của mình.
Càng lớn càng có nhiều nỗi sợ… (Vũ Thị Huyền Trang): Có những nỗi sợ trở nên cần thiết, như sợ luật pháp, sợ phá vỡ những quy tắc, chuẩn mực xã hội, sợ dịch bệnh và những cơn cuồng phong tức giận của thiên nhiên. Nỗi sợ sẽ khiến chúng ta sống tử tế hơn.
Mời bạn đọc đón xem!
Tòa soạn KTSG
Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/ktsg-so-39-2022-khi-lai-suat-tang/