Kỳ bí thác nước có màu đỏ như máu gây tò mò

Thác nước có màu đỏ như máu ở Nam Cực là một trong những địa điểm nổi tiếng thế giới. 'Thác máu' đặc biệt này rất lạnh và mặn. Hiện tượng đặc biệt này thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia.

Trái đất có nhiều bí ẩn gây tò mò khiến giới khoa học bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết để giải mã. Trong số này có thác nước có màu đỏ như máu ở Nam Cực.

Trái đất có nhiều bí ẩn gây tò mò khiến giới khoa học bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết để giải mã. Trong số này có thác nước có màu đỏ như máu ở Nam Cực.

Theo các chuyên gia, vết nứt từ sông băng Taylor trong thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực là nơi xuất hiện "thác máu" kỳ lạ nhất hành tinh.

Theo các chuyên gia, vết nứt từ sông băng Taylor trong thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực là nơi xuất hiện "thác máu" kỳ lạ nhất hành tinh.

Thác nước có màu đỏ như máu này có đặc điểm rất lạnh, siêu mặn nhưng không bao giờ đóng băng.

Thác nước có màu đỏ như máu này có đặc điểm rất lạnh, siêu mặn nhưng không bao giờ đóng băng.

Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện "thác máu" hiếm gặp là vào năm 1911. Sau khi phát hiện "thác máu", một số chuyên gia cho rằng màu đỏ của nước là do một loại tảo gây nên. Thế nhưng, giả thuyết này về sau được các nhà khoa học chứng minh là không chính xác.

Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện "thác máu" hiếm gặp là vào năm 1911. Sau khi phát hiện "thác máu", một số chuyên gia cho rằng màu đỏ của nước là do một loại tảo gây nên. Thế nhưng, giả thuyết này về sau được các nhà khoa học chứng minh là không chính xác.

Vì vậy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thực hiện những nghiên cứu tại "thác máu" ở Nam Cực với hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời cho hiện tượng kỳ bí này.

Vì vậy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thực hiện những nghiên cứu tại "thác máu" ở Nam Cực với hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời cho hiện tượng kỳ bí này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nhiệt độ nước trung bình ở "thác máu" khoảng -17 độ C và có độ mặn cao gấp 2 - 3 lần so với nước biển thông thường. Chính điều này khiến nước tại đây không bị đóng băng.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nhiệt độ nước trung bình ở "thác máu" khoảng -17 độ C và có độ mặn cao gấp 2 - 3 lần so với nước biển thông thường. Chính điều này khiến nước tại đây không bị đóng băng.

Các nhà khoa học cũng sử dụng nhiều máy móc hiện đại chụp ảnh bên dưới sông băng Taylor và có những phát hiện bất ngờ.

Các nhà khoa học cũng sử dụng nhiều máy móc hiện đại chụp ảnh bên dưới sông băng Taylor và có những phát hiện bất ngờ.

Trong số này, họ phát hiện dưới sông băng Taylor là một mạng lưới phức tạp của các dòng sông ngầm, hồ nước ngầm.

Trong số này, họ phát hiện dưới sông băng Taylor là một mạng lưới phức tạp của các dòng sông ngầm, hồ nước ngầm.

Tất cả sông, hồ nước ngầm đó đều chứa nước giàu chất sắt, độ mặn cao. Chính điều này khiến nước tại "thác máu" có màu đỏ lạ lùng.

Tất cả sông, hồ nước ngầm đó đều chứa nước giàu chất sắt, độ mặn cao. Chính điều này khiến nước tại "thác máu" có màu đỏ lạ lùng.

Kết quả kiểm tra mẫu nước tại "thác máu" ở Nam Cực cho thấy có một hệ sinh thái phong phú tồn tại. Đó là các loại vi khuẩn có từ thiên niên kỷ trước. Chúng có khả năng sinh tồn mạnh khi có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những loại vi khuẩn đó tồn tại bằng chấy sắt, lưu huỳnh có trong nước.

Kết quả kiểm tra mẫu nước tại "thác máu" ở Nam Cực cho thấy có một hệ sinh thái phong phú tồn tại. Đó là các loại vi khuẩn có từ thiên niên kỷ trước. Chúng có khả năng sinh tồn mạnh khi có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những loại vi khuẩn đó tồn tại bằng chấy sắt, lưu huỳnh có trong nước.

Mời độc giả xem video: Cung đường của những thác nước giũa đại ngàn - Điểm đến cuối tuần. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/ky-bi-thac-nuoc-co-mau-do-nhu-mau-gay-to-mo-1528890.html