Kỳ dị loài ong bắp cày có tên gọi 'lạ', nhìn giống kiến

Mặc dù có tên gọi là kiến gấu trúc nhưng chúng thực chất là một loài ong bắp cày thuộc họ Mutillidae. Loài này có hình dáng giống kiến và sở hữu vòi đốt dài bằng 1/2 cơ thể.

Kiến gấu trúc (Euspinolia militaris) phân bố chủ yếu ở Chile. Chúng chuyên ăn mật hoa và côn trùng nhỏ. Mặc dù tên gọi là kiến nhưng chúng thực chất là một loài ong bắp cày thuộc họ Mutillidae.

Kiến gấu trúc (Euspinolia militaris) phân bố chủ yếu ở Chile. Chúng chuyên ăn mật hoa và côn trùng nhỏ. Mặc dù tên gọi là kiến nhưng chúng thực chất là một loài ong bắp cày thuộc họ Mutillidae.

Cá thể kiến gấu trúc cái không có cánh trông giống như con kiến lớn đầy lông. Chúng có lớp phủ màu trắng mịn như nhung với chấm đen quanh mắt và thân, giống như loài gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca).

Cá thể kiến gấu trúc cái không có cánh trông giống như con kiến lớn đầy lông. Chúng có lớp phủ màu trắng mịn như nhung với chấm đen quanh mắt và thân, giống như loài gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca).

Theo National Geographic, màu sắc đặc biệt trên chỉ có ở kiến gấu trúc cái. Đây là tín hiệu xua đuổi, cảnh báo động vật săn mồi về vòi chích nọc độc cực mạnh của chúng.

Theo National Geographic, màu sắc đặc biệt trên chỉ có ở kiến gấu trúc cái. Đây là tín hiệu xua đuổi, cảnh báo động vật săn mồi về vòi chích nọc độc cực mạnh của chúng.

Nọc độc của kiến gấu trúc không gây chết người nhưng có thể rất đau đớn. Chỉ ong bắp cày cái mới có vòi đốt dài khoảng 4 cm bởi đó là cơ quan đẻ trứng biến đổi thành. Giống như mọi loài ong bắp cày, vòi đốt của nó rất trơn và nhẵn cho phép chúng có thể đốt nhiều lần.

Nọc độc của kiến gấu trúc không gây chết người nhưng có thể rất đau đớn. Chỉ ong bắp cày cái mới có vòi đốt dài khoảng 4 cm bởi đó là cơ quan đẻ trứng biến đổi thành. Giống như mọi loài ong bắp cày, vòi đốt của nó rất trơn và nhẵn cho phép chúng có thể đốt nhiều lần.

Ong bắp cày không sống thành đàn mà sống đơn độc ở vùng ven biển khô nóng của Chile. Nguồn thức ăn của chúng gồm mật hoa và côn trùng.

Ong bắp cày không sống thành đàn mà sống đơn độc ở vùng ven biển khô nóng của Chile. Nguồn thức ăn của chúng gồm mật hoa và côn trùng.

Loài kiến gấu trúc có xu hướng sống ở khu vực nhiều cát để dễ dàng săn mồi và tìm tổ của côn trùng khác nhằm đẻ trứng vào. Loài ong bắp cày này giao phối trong không trung. Khi ấy, con đực có cánh sẽ nhấc con cái không bay được lên.

Loài kiến gấu trúc có xu hướng sống ở khu vực nhiều cát để dễ dàng săn mồi và tìm tổ của côn trùng khác nhằm đẻ trứng vào. Loài ong bắp cày này giao phối trong không trung. Khi ấy, con đực có cánh sẽ nhấc con cái không bay được lên.

Giới nghiên cứu hiện chưa rõ vì sao chúng làm vậy nhưng suy đoán nguyên nhân có thể để tránh động vật săn mồi, ngăn con đực khác ghép đôi hoặc loại bỏ khả năng ong cái bỏ chạy.

Giới nghiên cứu hiện chưa rõ vì sao chúng làm vậy nhưng suy đoán nguyên nhân có thể để tránh động vật săn mồi, ngăn con đực khác ghép đôi hoặc loại bỏ khả năng ong cái bỏ chạy.

Sau khi giao phối, ong cái sẽ chui xuống dưới lòng đất, tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Chúng không tự đào tổ riêng mà đẻ trứng vào tổ của côn trùng khác như ong đất. Khi trứng nở, chúng sẽ ăn ấu trùng của vật chủ.

Sau khi giao phối, ong cái sẽ chui xuống dưới lòng đất, tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Chúng không tự đào tổ riêng mà đẻ trứng vào tổ của côn trùng khác như ong đất. Khi trứng nở, chúng sẽ ăn ấu trùng của vật chủ.

Tiếp đó, chúng phát triển bên trong tổ và chuyển từ ấu trùng thành nhộng rồi trở thành con kiến gấu trúc trưởng thành. Một con ong cái có thể đẻ tới 2.000 quả trứng trong vòng đời kéo dài 2 năm.

Tiếp đó, chúng phát triển bên trong tổ và chuyển từ ấu trùng thành nhộng rồi trở thành con kiến gấu trúc trưởng thành. Một con ong cái có thể đẻ tới 2.000 quả trứng trong vòng đời kéo dài 2 năm.

Ong bắp cày có khả năng tạo ra âm thanh chói tai bằng cách cọ các bộ phận cơ thể như chân hoặc râu để xua đuổi kẻ thù hoặc phát tín hiệu để ghép đôi với "đối tác". Dù nhiều loài ong bắp cày khác trong họ Mutillidae có thể phát ra âm thanh tương tự nhưng tiếng ồn mà kiến gấu trúc tạo ra lại đạt tới mức siêu âm.

Ong bắp cày có khả năng tạo ra âm thanh chói tai bằng cách cọ các bộ phận cơ thể như chân hoặc râu để xua đuổi kẻ thù hoặc phát tín hiệu để ghép đôi với "đối tác". Dù nhiều loài ong bắp cày khác trong họ Mutillidae có thể phát ra âm thanh tương tự nhưng tiếng ồn mà kiến gấu trúc tạo ra lại đạt tới mức siêu âm.

Mời độc giả xem video: Loài kiến duy nhất biết sản xuất mật mật.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-di-loai-ong-bap-cay-co-ten-goi-la-nhin-giong-kien-2011645.html