Làm trái với 'bùa hộ mệnh' Khổng Minh để lại, Thục Hán không tránh khỏi kết cục thê thảm

'Bùa hộ mệnh' mà Gia Cát Lượng để lại cho Thục Hán chỉ gói gọn trong 1 câu nói, thế nhưng Lưu Thiện đã hành động trái ngược hoàn toàn so với lời căn dặn ấy.

Mặc dù có không ít các ý kiến đã khẳng định Lưu Thiện không phải một vị quân chủ bất tài, vô dụng. Tuy nhiên thực tế lịch sử lại cho thấy vị Hậu chủ này phải chịu một phần trách nhiệm nặng nề trước sự sụp đổ của nhà Thục Hán. (Ảnh minh họa).Vào cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các chư hầu thi nhau nổi binh với khát vọng gây dựng đại nghiệp, hùng cứ một phương.

Thế nhưng trong vô số những cuộc chiến loạn của buổi nhiễu nhương ấy, số ít các thế lực trụ lại sau cùng chỉ còn Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.

Trong số 3 vị quân chủ ấy, chỉ có Lưu Bị là sở hữu xuất phát điểm thua thiệt hơn cả. Thế nhưng vị quân chủ họ Lưu vẫn thành công gây dựng đại nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Thành tựu của Lưu Bị và nhà Thục Hán có một phần công lao không nhỏ của mưu sĩ nức tiếng đương thời Gia Cát Lượng. Bởi lẽ chính Ngọa Long tiên sinh là người đã đưa ra sách lược giúp Lưu Huyền Đức có Kinh Châu, Ích Châu và thành lập được thế lực của riêng mình.

Không chỉ vậy, sau khi Tiên chủ họ Lưu qua đời, Khổng Minh tiếp tục dành phần đời còn lại của mình để cúc cung tận tụy phò tá cho Tân đế Lưu Thiện cũng như lèo lái con thuyền của nhà Thục Hán.

Thế nhưng có lẽ Ngọa Long tiên sinh hiểu rõ bản thân mình cũng không thể đứng ngoài vòng tuần hoàn của sinh – lão – bệnh – tử.

Vì để cơ nghiệp Hán thất có thể trụ vững sau khi mình qua đời, ông đã lưu lại cho Hoàng đế Lưu Thiện một lời căn dặn tuy ngắn ngủi nhưng lại là lá bùa hộ mệnh cho nhà Thục Hán trong tương lai.

"Bùa hộ mệnh" gói gọn trong 1 câu nói mà Gia Cát Lượng để lại cho Thục Hán

"Bùa hộ mệnh" cho tương lai Thục Hán từng được Gia Cát Lượng đưa ra trong tác phẩm "Xuất sư biểu" dâng lên cho Hậu chủ Lưu Thiện vào trước lần Bắc phạt thứ nhất và thứ hai. (Ảnh minh họa).

"Bùa hộ mệnh" cho tương lai Thục Hán từng được Gia Cát Lượng đưa ra trong tác phẩm "Xuất sư biểu" dâng lên cho Hậu chủ Lưu Thiện vào trước lần Bắc phạt thứ nhất và thứ hai. (Ảnh minh họa).

Sau khi Quan Vũ qua đời, Kinh Châu bị đoạt, Lưu Bị đã quyết tâm đem quân chinh phạt Đông Ngô. Nào ngờ đại quân của Thục Hán lại chuốc lấy kết cục thảm bại ở Di Lăng, còn vị quân chủ họ Lưu thì buộc phải lui về Bạch Đế thành, chưa đầy 1 năm sau đã qua đời trong u sầu.

Trước lúc lâm chung, Lưu Huyền Đức đã ủy thác con trai và tương lai Thục Hán vào tay Gia Cát Lượng. Vì muốn báo đáp ơn tri ngộ và hoàn thành di nguyện của Tiên chủ, Khổng Minh đã dành phần đời còn lại của mình để cúc cung tận tụy cho triều đình Thục quốc, đồng thời còn dốc sức tiến hành tới mấy lần Bắc phạt.

Thế nhưng một người có tầm nhìn xa trông rộng như Ngọa Long tiên sinh từ sớm đã hiểu rõ sự bất biến của quy luật sinh – tử, nhất là khi bản thân ông tự mình xông pha nơi chiến trường.

Do đó để có thể đảm bảo triều đình Thục Hán không đối mặt với những biến động quá lớn nếu mình không may bỏ mạng nơi sa trường, Gia Cát Lượng đã viết cho Hậu chủ Lưu Thiện bản "Tiền xuất sư biểu" trước lần Bắc phạt đầu tiên.

Trong đó, vị Thừa tướng họ Gia Cát này đã đặc biệt nhấn mạnh lời khuyên:

"Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên Hán sở dĩ hưng long dã".

(Tạm dịch: Gần gũi với hiền thần, xa lánh lũ tiểu nhân, làm được điều này thì Tiên Hán mới có thể hưng thịnh).

Theo đó, Gia Cát Lượng cho rằng hậu chủ Lưu Thiện muốn cơ nghiệp rộng mở thì cần thân cận với những bậc hiền thần, trung lương, đồng thời tránh xa những kẻ nịnh thần và bè lũ tiểu nhân, có vậy thì cơ nghiệp của Hán thất mới có thể thịnh vượng lâu dài.

Lời khuyên giải sâu sắc nói trên của Ngọa Long tiên sinh chính là nguồn gốc của thành ngữ nổi tiếng "Thân hiền viễn nịnh" khuyên con người ta nên thân cận người tài và xa lánh những kẻ tiểu nhân cùng bè lũ a dua, nịnh nọt.

Làm trái với lời dặn của Khổng Minh, Lưu Thiện trở thành tội nhân khiến Thục Hán tận diệt

Dưới thời kỳ Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, Lưu Thiện luôn nhất nhất ngheo theo các quyết định của Khổng Minh. Tuy nhiên chỉ vài năm sau khi ông qua đời, vị Hoàng đế này đã bộc lộ những yếu kém trong cách dùng người của mình. (Ảnh minh họa).

Dưới thời kỳ Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, Lưu Thiện luôn nhất nhất ngheo theo các quyết định của Khổng Minh. Tuy nhiên chỉ vài năm sau khi ông qua đời, vị Hoàng đế này đã bộc lộ những yếu kém trong cách dùng người của mình. (Ảnh minh họa).

Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau khi Thừa tướng Khổng Minh qua đời ở gò Ngũ Trượng, hậu chủ Lưu Thiện ban đầu một mực nghe theo lời can gián năm nào.Thế nhưng chỉ vài năm sau đó, vị Hoàng đế này đã bước vào vết xe đổ của rất nhiều triều đại đi trước và khiến cơ nghiệp Thục Hán trượt dài trên đà diệt vong.

Kể từ sau cái chết của đại thần Tưởng Uyển vào năm 246, Lưu Thiện chính thức tự mình nắm quyền triều chính và tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo. Thế lực của thái giám này từ đó càng lúc càng trở nên bành trướng.

Năm 258 sau cái chết của Thị trung Trần Chi, Hoàng Hạo được thăng chức và càng thêm lộng quyền, triều đình Thục Hán cũng bởi vậy mà không ít lần nghiêng ngả.

Bấy giờ, Đại tướng quân Khương Duy vì bất mãn trước sự chuyên quyền của hoạn quan họ Hoàng nên đã dâng tấu xin Lưu Thiện giết đi. Nào ngờ vị Hậu chỉ ấy lại dửng dưng từ chối với lý do:

"Hạo (tức Hoàng Hạo) chỉ là đứa tiểu thần để sai khiến, trước đây Đổng Doãn cứ nghiến răng căm tức, ta vẫn hận việc ấy. Ngươi cần gì phải để ý".

Sau đó, Khương Duy vì sợ bị phe cánh hoạn quan trả thù nên đã xin ra Đạp Trung lập đồn điền để tránh tai vạ.

Mặc dù có không ít các ý kiến đã khẳng định Lưu Thiện không phải một vị quân chủ bất tài, vô dụng. Tuy nhiên thực tế lịch sử lại cho thấy vị Hậu chủ này phải chịu một phần trách nhiệm nặng nề trước sự sụp đổ của nhà Thục Hán. (Ảnh minh họa).

Mặc dù có không ít các ý kiến đã khẳng định Lưu Thiện không phải một vị quân chủ bất tài, vô dụng. Tuy nhiên thực tế lịch sử lại cho thấy vị Hậu chủ này phải chịu một phần trách nhiệm nặng nề trước sự sụp đổ của nhà Thục Hán. (Ảnh minh họa).

Từ thế cục nói trên, không khó để nhận thấy Hậu chủ Lưu Thiện đã làm ngược lại hoàn toàn so với lời dặn dò của Gia Cát Lượng năm xưa.

Thay vì "thân hiền thần, viễn tiểu nhân", vị Hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán lại rất thành công trong việc "thân tiểu nhân, viễn hiền thần" khi lần lượt đẩy những bậc trung lương ra xa, còn bản thân thì lại tin tưởng và gần gũi với bè lũ gian thần nịnh bợ.

Cũng bởi vậy mà có ý kiến cho rằng, sở dĩ Lưu Thiện và Thục Hán có thể "thoi thóp" thêm vài thập niên sau khi Gia Cát Lượng qua đời là nhờ có Khương Duy liều mạng chống đỡ trên phương diện quân sự, cùng với đó là công lao nội chính của những đại thần như Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn.

Và chính việc tin dùng hoạn quan, xa lánh trung thầncủa Hậu chủ Lương Thiện đã khiến nội bộ Thục Hán bị chia rẽ sâu sắc, cuối cùng không cách nào tránh khỏi kết cục tận diệt trước sự thôn tính của thế lực Tào Ngụy.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lam-trai-voi-bua-ho-menh-khong-minh-de-lai-thuc-han-khong-tranh-khoi-ket-cuc-the-tham/20240130042551564