Lạng Sơn phát triển du lịch từ Công viên địa chất toàn cầu
Với việc đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, danh hiệu quốc tế danh giá ghi nhận giá trị địa chất, cảnh quan, văn hóa đặc sắc của vùng đất địa đầu Tổ quốc vào ngày 28/6 vừa qua. Sự kiện vừa là dịp để tôn vinh giá trị di sản địa chất và văn hóa truyền thống Lạng Sơn, đồng thời khởi đầu cho hành trình quảng bá tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn có diện tích gần 5.000 km², với hơn 100 di sản địa chất, văn hóa và khảo cổ học đặc sắc, được xem là viên ngọc trong vùng núi phía Bắc Việt Nam. Không chỉ mang giá trị về mặt địa chất, mà còn là nơi hội tụ của nhiều giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và đặc biệt là sự đa dạng, phong phú về văn hóa bản địa, độc đáo về lịch sử, những giá trị di sản địa chất độc đáo mang tầm quốc tế, có hệ thống hang động kỳ vĩ, hố sụt độc đáo; hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa giá trị địa chất, sinh học và văn hóa.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là kho tàng tự nhiên và văn hóa đặc sắc, lưu giữ 500 triệu năm tiến hóa địa chất với nhiều dấu tích quý từ biển cổ, núi lửa, rừng nghiến đến các hệ hang động kỳ vĩ như Hang Ngườm Moóc, hố sụt Thẩm Lũm, Ùng Roặc; giá trị đa dạng sinh học nổi bật với Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên…

Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, tỉnh đã tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu, khảo sát, phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của vùng Công viên địa chất, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch Lạng Sơn trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.
Môi trường du lịch được đảm bảo an ninh, an toàn, là yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu, khảo sát, phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của vùng Công viên địa chất, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch Lạng Sơn trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

Đánh giá sự ghi nhận này sẽ giúp cho tỉnh Lạng Sơn có thêm động lực cũng như cơ hội tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn đặt ra trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị tự nhiên, văn hóa đặc sắc trên hành trình phát triển bền vững di sản có giá trị toàn cầu ở Việt Nam.
Giám đốc bộ phận Khoa học sinh thái và Trái đất của UNESCO, ông Antonio De Sousa Abreu đánh giá việc gia nhập mới này không chỉ góp phần nâng cao bản sắc của khu vực, mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho Việt Nam.
Sự kiện vừa là dịp để tôn vinh giá trị di sản địa chất và văn hóa truyền thống Lạng Sơn, đồng thời khởi đầu cho hành trình quảng bá tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương; kết nối sâu rộng với mạng lưới các Công viên địa chất toàn cầu, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên của nhân loại phục vụ phát triển bền vững; mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển du lịch bền vững của Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu công nhận vào tháng 9/2024 và chính thức được UNESCO công bố vào tháng 4/2025, trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ tư của Việt Nam, sau Đồng Văn (Hà Giang), Non nước Cao Bằng và Đắk Nông.
Thời gian qua, Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn) đang tích cực nghiên cứu, cầu thị tiếp thu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và một số Công viên địa chất (CVĐC) trên thế giới trong xây dựng các sản phẩm du lịch địa chất độc đáo, khác biệt của vùng CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Việt Nam Expeditions đã khai trương Văn phòng Việt Nam Expeditions tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Với chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng”, hành trình khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn sẽ được chia thành bốn tuyến du lịch mang tên: “Khám phá thế giới Thượng ngàn”, “Hành trình về miền Thiên giới”, “Cuộc sống dân dã nơi trần thế”, “Khám phá Thủy cung” với 38 điểm du lịch đang được triển khai. Hành trình khám phá các tuyến chủ yếu đi qua trục quốc lộ 1A, 1B, 4B và 279; mỗi tuyến có từ 7-11 điểm tham quan...
Sau khi định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất (Con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), du lịch mạo hiểm (thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak) và xác định sản phẩm du lịch vệ tinh là 38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hóa du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn.
Với sản phẩm du lịch cốt lõi được định vị như trên, xác định đối tượng khách tiềm năng là khách trong nước (cho các sản phẩm con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương & các điểm trên 04 tuyến du lịch CVĐC), khách quốc tế (cho du lịch mạo hiểm: thám hiểm hang động, hố sụt).
Hình thành không gian trưng bày Gỗ hóa thạch ngoài trời Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương & 03 Con đường mòn địa chất sẽ là bước khởi động xây dựng sản phẩm du lịch địa chất Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.