Lãnh đạo Quân đội Nga cuối cùng cũng thay đổi tư duy về pháo binh

Nga lần đầu sử dụng mẫu pháo tự hành bánh hơi 2S43 Malva ở chiến trường Ukraine, điều này cho thấy sự thay đổi tư duy của của lãnh đạo Quân đội Nga về pháo binh, nhằm đáp ứng yêu cầu pháo binh hiện đại.

Đơn vị pháo binh thuộc Cụm quân phía Bắc của Quân đội Nga đang chiến đấu ở mặt trận Kharkov, lần đầu tiên sử dụng pháo tự hành bánh hơi (SPH) cỡ nòng 152mm tiên tiến, có ký hiệu 2S43 Malva, để tấn công vào các vị trí của Ukraine trong khu vực.

Đơn vị pháo binh thuộc Cụm quân phía Bắc của Quân đội Nga đang chiến đấu ở mặt trận Kharkov, lần đầu tiên sử dụng pháo tự hành bánh hơi (SPH) cỡ nòng 152mm tiên tiến, có ký hiệu 2S43 Malva, để tấn công vào các vị trí của Ukraine trong khu vực.

Kênh Vedler Army trên mạng xã hội Telegram chia sẻ video pháo tự hành 2S43 Malva, đang thực hành hỏa lực vào các mục tiêu của quân Ukraine trên hướng Liptsy vào ngày 2/6. Đây là những thước phim hiếm hoi về loại pháo mới được thiết kế năm 2023.

Kênh Vedler Army trên mạng xã hội Telegram chia sẻ video pháo tự hành 2S43 Malva, đang thực hành hỏa lực vào các mục tiêu của quân Ukraine trên hướng Liptsy vào ngày 2/6. Đây là những thước phim hiếm hoi về loại pháo mới được thiết kế năm 2023.

“Hãy xem đoạn phim đầu tiên về pháo tự hành 2S43 Malva của Nga, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống lại kẻ thù ở khu vực Kharkov", kênh Vedler Army đưa tin.

“Hãy xem đoạn phim đầu tiên về pháo tự hành 2S43 Malva của Nga, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống lại kẻ thù ở khu vực Kharkov", kênh Vedler Army đưa tin.

Trước đó vào ngày 27/7/2023, cơ quan báo chí của Tập đoàn Rostec thuộc sở hữu nhà nước Nga, đã thông báo về việc hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với pháo tự hành Malva và chuẩn bị giao nó cho Quân đội Nga để thử nghiệm thực chiến tại chiến trường Ukraine.

Trước đó vào ngày 27/7/2023, cơ quan báo chí của Tập đoàn Rostec thuộc sở hữu nhà nước Nga, đã thông báo về việc hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với pháo tự hành Malva và chuẩn bị giao nó cho Quân đội Nga để thử nghiệm thực chiến tại chiến trường Ukraine.

Trong diễn đàn “Army-2023”, một thỏa thuận đã được ký kết về việc Rostec sản xuất và cung cấp những khẩu pháo tự hành tiên tiến này cho Quân đội Nga. Vào ngày 26/10/2023, có thông tin cho biết, lô pháo Malva đầu tiên đã được bàn giao cho Quân đội Nga.

Trong diễn đàn “Army-2023”, một thỏa thuận đã được ký kết về việc Rostec sản xuất và cung cấp những khẩu pháo tự hành tiên tiến này cho Quân đội Nga. Vào ngày 26/10/2023, có thông tin cho biết, lô pháo Malva đầu tiên đã được bàn giao cho Quân đội Nga.

Pháo tự hành bánh hơi 2S43 Malva được chế tạo dựa trên khung gầm bánh hơi BAZ-6010-02 của Nhà máy ô tô Bryansk. Vũ khí chính của nó là pháo 152 mm 2A64, cũng được sử dụng trên pháo tự hành bánh xích Msta-S.

Ông Behan Ozdoev, Giám đốc công nghệ tại Rostec, nhấn mạnh khung gầm bánh hơi của pháo Malva là một “đặc điểm chính”. Điều này giúp khẩu đội pháo nhanh chóng di chuyển vào trận địa bắn và nhanh chóng rút lui, khiến nó có hiệu quả cao trong chiến thuật pháo binh hiện đại “bắn và chạy”.

Pháo tự hành 2S43 Malva được các công ty quốc phòng Nga thiết kế, trước yêu cầu về khả năng cơ động ở chiến trường Ukraine. Không giống như pháo tự hành bánh xích truyền thống, 2S43 Malva được gắn trên khung gầm bánh hơi, giúp khả năng cơ động nhanh hơn và bảo trì dễ dàng hơn.

Pháo tự hành 2S43 Malva được các công ty quốc phòng Nga thiết kế, trước yêu cầu về khả năng cơ động ở chiến trường Ukraine. Không giống như pháo tự hành bánh xích truyền thống, 2S43 Malva được gắn trên khung gầm bánh hơi, giúp khả năng cơ động nhanh hơn và bảo trì dễ dàng hơn.

Lựa chọn thiết kế pháo tự hành bánh hơi phản ánh xu hướng cơ động ngày càng tăng của các mẫu pháo binh hiện đại, nhằm cân bằng hỏa lực với tính linh hoạt trong sử dụng. Đặc biệt là sự thành công của loại pháo tự hành bánh hơi CAESAR của Pháp viện trợ cho Ukraine, có thể là ý tưởng cho các kỹ sư Nga thiết kế khẩu 2S43 Malva.

Về kích thước, pháo 2S43 Malva được bố trí trên khung gầm xe tải BAZ-6010-027 8×8. Chiều dài tổng thể của xe khoảng 13 mét, chiều rộng khoảng 2,8 mét và chiều cao khoảng 3,1 mét. Kích thước này tương đối lớn, nhưng vẫn đủ cơ động để tái triển khai nhanh chóng ở nhiều địa hình khác nhau.

Về kích thước, pháo 2S43 Malva được bố trí trên khung gầm xe tải BAZ-6010-027 8×8. Chiều dài tổng thể của xe khoảng 13 mét, chiều rộng khoảng 2,8 mét và chiều cao khoảng 3,1 mét. Kích thước này tương đối lớn, nhưng vẫn đủ cơ động để tái triển khai nhanh chóng ở nhiều địa hình khác nhau.

Các đặc tính kỹ thuật của 2S43 Malva bao gồm, mức độ tự động hóa cao trong hệ thống điều khiển hỏa lực và nạp đạn. Nó có cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động, giúp giảm đáng kể khối lượng công việc của khẩu đội và tăng tốc độ bắn. Pháo được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến tích hợp GPS và dẫn đường quán tính, cho phép ngắm mục tiêu nhanh chóng và cải thiện độ chính xác.

Pháo 2S43 Malva sử dụng cỡ nòng truyền thống của Nga là 152 mm, cũng là cỡ nòng tiêu chuẩn pháo chiến dịch Quân đội Nga. Cỡ nòng này có khả năng bắn nhiều loại đạn 152mm mà Nga hiện có, khiến pháo trở nên linh hoạt trong các tình huống chiến đấu khác nhau. Pháo có khả năng bắn ngắm trực tiếp và gián tiếp, mang lại sự linh hoạt trong chiến đấu.

Pháo 2S43 Malva sử dụng cỡ nòng truyền thống của Nga là 152 mm, cũng là cỡ nòng tiêu chuẩn pháo chiến dịch Quân đội Nga. Cỡ nòng này có khả năng bắn nhiều loại đạn 152mm mà Nga hiện có, khiến pháo trở nên linh hoạt trong các tình huống chiến đấu khác nhau. Pháo có khả năng bắn ngắm trực tiếp và gián tiếp, mang lại sự linh hoạt trong chiến đấu.

Các loại đạn được pháo 2S43 Malva sử dụng bao gồm đạn nổ phá (HE), đạn xuyên giáp (AP) và nhiều loại đạn dẫn đường khác nhau. Đạn HE thường được sử dụng cho mục đích bắn phá thông thường, trong khi đạn AP được thiết kế để tấn công các mục tiêu kiên cố hoặc xe bọc thép.

Các loại đạn dẫn đường sử dụng trên pháo 2S43 Malva chủ yếu là đạn dẫn đường bằng laser Krasnopol, có độ chính xác tương đối cao, khả năng chống nhiễu của đối phương khá tốt, dùng để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị, hoặc các mục tiêu nhỏ lẻ.

Tầm bắn của loại đạn dùng cho pháo 2S43 Malva tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng. Đạn HE tiêu chuẩn có tầm bắn hiệu quả lên tới 24 km. Tuy nhiên, khi sử dụng đạn tăng tầm hoặc đạn Krasnopol, tầm bắn có thể tới 40 km. Tầm bắn mở rộng này cho phép 2S43 Malva tấn công các mục tiêu từ khoảng cách an toàn, giảm nguy cơ bị phản công. (Nguồn ảnh: Rotec, X).

Tầm bắn của loại đạn dùng cho pháo 2S43 Malva tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng. Đạn HE tiêu chuẩn có tầm bắn hiệu quả lên tới 24 km. Tuy nhiên, khi sử dụng đạn tăng tầm hoặc đạn Krasnopol, tầm bắn có thể tới 40 km. Tầm bắn mở rộng này cho phép 2S43 Malva tấn công các mục tiêu từ khoảng cách an toàn, giảm nguy cơ bị phản công. (Nguồn ảnh: Rotec, X).

Đơn vị pháo binh thuộc Cụm quân phía Bắc sử dụng 2S43 Malva để tấn công vào các vị trí của Ukraine ở khu vực Kharkov. Nguồn: Vedler Army.

Tiến Minh (Theo Bulgarian Military)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lanh-dao-quan-doi-nga-cuoi-cung-cung-thay-doi-tu-duy-ve-phao-binh-1997744.html