Lãnh đạo quận, huyện chịu trách nhiệm nếu để xe hợp đồng hoạt động sai quy định

Việc gia tăng nhanh về số lượng xe hợp đồng đang được người dân, du khách đón nhận bởi thuận tiện đi lại, mức giá phù hợp khả năng chi trả. Tuy nhiên, khái niệm, quy định về hoạt động của loại hình xe vận tải khách này vẫn đang là bài toán chưa có lời giải trong quản lý, xử lý, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và 'xóa sổ' 'xe dù, bến cóc'.

Tình trạng cả đoàn gần chục xe hợp đồng xếp hàng nối đuôi nhau lấp kín phố cổ diễn ra hàng sáng đón khách du lịch, khiến giao thông các tuyến phố ngột ngạt.

Tình trạng cả đoàn gần chục xe hợp đồng xếp hàng nối đuôi nhau lấp kín phố cổ diễn ra hàng sáng đón khách du lịch, khiến giao thông các tuyến phố ngột ngạt.

Trong khi chờ lời giải từ các cơ quan chức năng, tình trạng xe hợp đồng “tung hoành” các tuyến phố nội đô, nhất là khu vực phố cổ Hà Nội thời gian qua đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi, các loại xe hợp đồng của Hà Nội và ngoại tỉnh vào nội đô đang được hưởng đặc quyền lập bến bãi, đón trả khách sai quy định? Thực tế này đã tạo "kẽ hở" cho tình trạng xe hợp đồng trá hình hoạt động nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy đối với giao thông, trong khi theo quy định pháp luật, hoạt động vận tải hành khách của xe hợp đòng tại các đô thị phải đúng bản chất hợp đồng, phải vào các bến xe đăng ký dừng đỗ, đón trả khách...

Xe hợp đồng dừng đỗ trước biển cấm.

Xe hợp đồng dừng đỗ trước biển cấm.

Tại buổi Tọa đàm "Ứng xử thế nào với xe hợp đồng?" do Báo Giao thông (Bộ GTVT) tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước nên cần có nghiên cứu để định danh cho hình thức kinh doanh xe hợp đồng phù hợp, nhằm đưa loại hình kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý để quản lý, tạo điều kiện cho ngành vận tải phát triển theo hướng minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xe hợp đồng 45 chỗ khó quay đầu trong phố cổ, chắn ngang các ngã 3, ngã tư.

Xe hợp đồng 45 chỗ khó quay đầu trong phố cổ, chắn ngang các ngã 3, ngã tư.

Lòng đường các tuyến phố cổ chỉ vừa đủ cho 2 xe lưu thông.

Lòng đường các tuyến phố cổ chỉ vừa đủ cho 2 xe lưu thông.

Theo ông Lê Ngọc Nam, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH X.E Việt Nam, xe hợp đồng cũng như những loại phương tiện khác khi tham gia giao thông đều có thể là tác nhân gây ra tình trạng ùn tắc. Thời gian qua, số lượng xe hợp đồng gia tăng tình trạng đón trả khách trong các tuyến phố nội đô Hà Nội là do nhu cầu của khách hàng được đón trả tận nơi, nên các doanh nghiệp vận tải phát sinh dịch vụ đưa đón khách tại chỗ. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn điểm dừng dỗ đón trả khách, vừa để doanh nghiệp có sơ sở hoạt động, vừa để cơ quan chức năng kiểm soát được mật độ xe về trật tự đô thị, an toàn giao thông và tránh thất thu thuế.

Giao thông ngột ngạt trong phố cổ.

Giao thông ngột ngạt trong phố cổ.

Chỉ cần xe hợp đồng dừng đón khách khoảng 5 phút, tuyến phố nhỏ ngay lập tức dồn ứ, ùn tắc.

Chỉ cần xe hợp đồng dừng đón khách khoảng 5 phút, tuyến phố nhỏ ngay lập tức dồn ứ, ùn tắc.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam – Bộ GTVT) khẳng định, sau khi Luật Đường bộ và Luật Trật tự An toàn giao thông được Quốc hội thông qua tới đây, các quy định quản lý xe hợp đồng sẽ tiếp tục được thay đổi và điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch giữa các loại hình kinh doanh vận tải, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm.

Lộn xộn giao thông phố cổ vì xe hợp đồng.

Lộn xộn giao thông phố cổ vì xe hợp đồng.

Các loại xe hợp đồng chen lấn, khiến người tham gia giao thông "tiến thoái lưỡng nan".

Các loại xe hợp đồng chen lấn, khiến người tham gia giao thông "tiến thoái lưỡng nan".

Chủ trương mới nhất của Sở GTVT Hà Nội là khảo sát thêm các điểm cho phép xe hợp đồng dừng đỗ, đón trả khách tại một số quận trung tâm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực hiện chủ trương này dễ phát sinh "bến cóc" từ các điểm dừng đỗ. Tại thông báo số 511/TB-SGTVT của Sở GTVT Hà Nội về công tác kiểm tra, xử lý hoạt động "xe dù, bến cóc, Sở đề nghị các quận khảo sát các điểm dừng đón trả khách cho xe hợp đồng, để khắc phục tình trạng đón trả khách tùy tiện hiện nay và yêu cầu các địa phương kiên quyết chấm dứt hoạt động của bến bãi không đúng quy định, bổ sung hệ thống camera giám sát tại các tuyến đường có văn phòng đại diện của các doanh nghiệp vận tải.

Xe hợp đồng hoạt động ngày trước trụ sở công an phường...

Xe hợp đồng hoạt động ngày trước trụ sở công an phường...

Trước mắt, trong khi chờ các Luật Đường bộ, Luật Trật tự An toàn giao thông có hiệu lực, Sở GTVT Hà Nội đề xuất TP Hà Nội đưa ra quy chế yêu cầu lãnh đạo UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng bến bãi, điểm đón trả khách tại địa bàn quản lý hoạt động không đúng mục đích, quy định.

... và các khu vực đường rộng trước cửa các chợ trở thành điểm dừng đỗ, trung chuyển của các loại xe hợp đồng.

... và các khu vực đường rộng trước cửa các chợ trở thành điểm dừng đỗ, trung chuyển của các loại xe hợp đồng.

Thực tế hiện nay, vào mùa du lịch cao điểm hè, các tuyến phố nội đô như khu phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) hàng ngày xuất hiện tình trạng xe hợp đồng các loại từ 16 - 45 chỗ quần thảo, dừng đỗ đón trả khách vô tội vạ, gây ùn tắc giao thông, mất trật tự đô thị, khiến người tham gia giao thông bức xúc. Hoạt động du lịch đang khởi sắc trở lại, du khách quốc tế đến tham quan Thủ đô Hà Nội ngày càng gia tang, nhưng nếu không sớm có biện pháp quản lý, xử lý mạnh tay để răn đe, hoạt động bát nháo của các loại xe hợp đồng ngày càng gây áp lực lên hạ tầng giao thông, kéo theo sự gia tăng tình trạng “xe dù, bến cóc” không có hồi kết.

Qua tìm hiểu, Cục Đường bộ Việt Nam đã có đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/CP theo hướng: Tại các đô thị loại I và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Với hợp đồng cá nhân (xe hợp đồng đang chạy tuyến cố định) sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh, thành phố công bố. Việc sửa đổi Nghị định 10/CP cũng quy định xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện...

Bài, ảnh: Vân Sơn/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/lanh-dao-quan-huyen-chiu-trach-nhiem-neu-de-xe-hop-dong-hoat-dong-sai-quy-dinh-20240614105012776.htm