Lấp khoảng trống trong đô thị hóa 'từ làng lên phố'

Gần 30 năm nay, với tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt huyện ngoại thành Hà Nội được chuyển đổi lên quận, từ Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, đến Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Khi được chuyển đổi từ làng lên phố, các làng bị cuốn vào sự phát triển theo hướng hiện đại hóa và nhiều hệ lụy đã xảy ra, nhiều yếu tố của làng cũ chưa thích ứng kịp, tạo sự ngổn ngang trong làng.

Đô thị hóa đẩy giá đất ven đô lên cao, bà Hạnh nhanh chóng bán hết ruộng đất. Thế nhưng vì vốn là nông dân, không quen kinh doanh nên giờ đây tiền đã thua lỗ hết, công việc thì vẫn bấp bênh.

Chứng kiến sự thay đổi đến chóng mặt trong vòng hơn 10 năm ở nơi mình sinh sống, ông Hồi vô cùng trăn trở.

Luật Thủ đô và Quy hoạch thủ đô đặt ra mục tiêu tăng tốc đô thị hóa với các mô hình mới nhưng không đề cập tới mô hình đô thị kiểu từ “làng lên phố” trong khi đây chính là loại hình đô thị hóa phi chuẩn phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người nông dân trong những khu làng ven đô này.

Một đại đô thị sẽ gồm nhiều các lớp khác nhau từ đô thị lõi, trung tâm đô thị ra đến vùng ngoại ô, tự nhiên. Đô thị hóa không nhất quyết phải đi cùng công nghiệp hóa, bê tông hóa. Kinh nghiệm từ Thổ Nhĩ Kỳ với việc canh tác nông nghiệp vào trong đô thị và bảo tồn các khu vực nông thôn, nông nghiệp đô thị cận kề đô thị là một gợi ý cho Hà Nội tham khảo.

Có thể thấy cấu trúc đất đai đô thị theo hướng đô thị nông nghiệp sẽ giúp nông dân không phải đi khỏi nơi cư trú để dành đất xây dựng loại đô thị “thình lình mọc trên các cánh đồng” như hiện nay. Từ đó, Hà Nội mới thực sự vươn tới mục tiêu phát triển lấy con người làm trung tâm như trong dự thảo Luật Thủ đô hướng tới.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Thúy Hà - Lê Giang

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/lap-khoang-trong-trong-do-thi-hoa-tu-lang-len-pho-226815.htm