Lễ hội đánh hổ giữa đêm ở Hà Nội

Sau 5 năm kể từ 2020, Lễ hội làng La Cả được tổ chức trở lại với điểm nhấn là lễ đánh hổ (lễ đánh biệt) tái hiện lại sự tích Thành Hoàng làng - Đương Cảnh Công diệt trừ hổ ác cứu dân vào đời Vua Hùng thứ 18. Dù chỉ kéo dài khoảng 15 phút nhưng phần lễ này đã thu hút hàng trăm du khách đổ về.

Tối 7/2 (ngày 11 tháng Giêng), hội Đánh hổ làng La Cả (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) được tổ chức sau năm 5 năm. Lễ đánh hổ (lễ đánh biệt) được thực hiện vào ngày cuối cùng của Lễ hội làng La Cả tái hiện lại sự tích Thành Hoàng làng - Đương Cảnh Công diệt trừ hổ ác cứu dân vào đời Vua Hùng thứ 18.

Tối 7/2 (ngày 11 tháng Giêng), hội Đánh hổ làng La Cả (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) được tổ chức sau năm 5 năm. Lễ đánh hổ (lễ đánh biệt) được thực hiện vào ngày cuối cùng của Lễ hội làng La Cả tái hiện lại sự tích Thành Hoàng làng - Đương Cảnh Công diệt trừ hổ ác cứu dân vào đời Vua Hùng thứ 18.

Để tái hiện tích xưa, một nam thanh niên khoác bộ da hổ tượng trưng, đóng giả chúa Sơn lâm giao chiến với đoàn thợ săn mang theo đao kiếm, giáo mác và trống chiêng do vị tướng lãnh đạo tại khu rừng giả định được dựng lên ở đình làng.

Để tái hiện tích xưa, một nam thanh niên khoác bộ da hổ tượng trưng, đóng giả chúa Sơn lâm giao chiến với đoàn thợ săn mang theo đao kiếm, giáo mác và trống chiêng do vị tướng lãnh đạo tại khu rừng giả định được dựng lên ở đình làng.

Đình làng La Cả là nơi thờ Thành hoàng Đương Cảnh Công và hai người vợ của ông là Tuyên Nương và Trinh Nương. Mỗi mùa lễ hội, người đóng giả hổ được tuyển chọn mới theo điều kiện gắt gao từ BTC lễ hội.

Đình làng La Cả là nơi thờ Thành hoàng Đương Cảnh Công và hai người vợ của ông là Tuyên Nương và Trinh Nương. Mỗi mùa lễ hội, người đóng giả hổ được tuyển chọn mới theo điều kiện gắt gao từ BTC lễ hội.

Ông Bạch Hồng Hiếu - Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội, trưởng BTC Lễ hội làng La Cả - cho biết các công tác chuẩn bị, tổ chức lễ hội được thực hiện từ tháng 6/2024. “Mọi công tác tổ chức, kiện toàn Ban Quản lý di tích, các lực lượng chuẩn bị cho lễ hội đều được thực hiện nghiêm túc, quy củ'”, ông Bạch Hồng Hiếu nêu.

Ông Bạch Hồng Hiếu - Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội, trưởng BTC Lễ hội làng La Cả - cho biết các công tác chuẩn bị, tổ chức lễ hội được thực hiện từ tháng 6/2024. “Mọi công tác tổ chức, kiện toàn Ban Quản lý di tích, các lực lượng chuẩn bị cho lễ hội đều được thực hiện nghiêm túc, quy củ'”, ông Bạch Hồng Hiếu nêu.

Như thường lệ, sau khi đánh hổ trong đình làng, con hổ dữ bị trọng thương, lao ra ngoài nhưng ngay lập tức bị đoàn đi săn áp sát. Khi con hổ bị hạ gục, đoàn thợ săn sẽ mang hổ về sân đình để người dự hội vào dẫm, giằng xé lốt hổ, biểu thị sự trừng phạt, đồng thời, lấy được một mảnh lốt để "lấy may". Tuy nhiên, việc lấy mảnh lốt đã được hủy bỏ trong một vài mùa lễ gần đây để đảm bảo an toàn cho người đóng giả hổ.

Như thường lệ, sau khi đánh hổ trong đình làng, con hổ dữ bị trọng thương, lao ra ngoài nhưng ngay lập tức bị đoàn đi săn áp sát. Khi con hổ bị hạ gục, đoàn thợ săn sẽ mang hổ về sân đình để người dự hội vào dẫm, giằng xé lốt hổ, biểu thị sự trừng phạt, đồng thời, lấy được một mảnh lốt để "lấy may". Tuy nhiên, việc lấy mảnh lốt đã được hủy bỏ trong một vài mùa lễ gần đây để đảm bảo an toàn cho người đóng giả hổ.

Đến lúc này, nghi lễ đánh hổ chính thức khép lại. Ngoài sân, BTC đã chuẩn bị đầu và da một con hổ thật được đặt sẵn trên kiệu để sẵn sàng cho màn rước kiệu.

Đến lúc này, nghi lễ đánh hổ chính thức khép lại. Ngoài sân, BTC đã chuẩn bị đầu và da một con hổ thật được đặt sẵn trên kiệu để sẵn sàng cho màn rước kiệu.

Ông Bạch Hồng Hiếu cho biết bộ da hổ thật được BTC lễ hội bảo tốt qua từng mùa lễ hội. "Lễ đánh biệt được thực hiện theo tích về Thành hoàng Đương Cảnh Công đánh hổ bảo vệ làng. Đây cũng là nghi lễ tượng trưng cho sức mạnh, sức khỏe của dân làng", ông Bạch Hồng Hiếu nêu.

Ông Bạch Hồng Hiếu cho biết bộ da hổ thật được BTC lễ hội bảo tốt qua từng mùa lễ hội. "Lễ đánh biệt được thực hiện theo tích về Thành hoàng Đương Cảnh Công đánh hổ bảo vệ làng. Đây cũng là nghi lễ tượng trưng cho sức mạnh, sức khỏe của dân làng", ông Bạch Hồng Hiếu nêu.

Sau khi tất cả đội rước lễ vào vị trí, kiệu của Thành Hoàng làng Đương Cảnh Công bắt đầu được rước ra khỏi đình. Trên kiệu, bộ da hổ thật được đặt dưới ghế ngồi của Đức Thành Hoàng làng. Tương truyền đây là xác của con hổ lang vàng mép bị sa bẫy tại làng La Cả ngày xưa.

Sau khi tất cả đội rước lễ vào vị trí, kiệu của Thành Hoàng làng Đương Cảnh Công bắt đầu được rước ra khỏi đình. Trên kiệu, bộ da hổ thật được đặt dưới ghế ngồi của Đức Thành Hoàng làng. Tương truyền đây là xác của con hổ lang vàng mép bị sa bẫy tại làng La Cả ngày xưa.

Theo sau kiệu Thành hoàng làng là kiệu bà Lớn, kiệu bà Bé - 2 phu nhân của Đức Thành Hoàng. Theo đó, những người khiêng kiệu cần đáp ứng yêu cầu chưa lập gia đình. Kiệu Đức Thành Hoàng do nam thanh niên khiêng và kiệu hai bà do thiếu nữ trong làng khiêng. Ngoài 3 kiệu chính, đoàn rước còn có khoảng 10 kiệu lễ của các tổ dân phố.

Theo sau kiệu Thành hoàng làng là kiệu bà Lớn, kiệu bà Bé - 2 phu nhân của Đức Thành Hoàng. Theo đó, những người khiêng kiệu cần đáp ứng yêu cầu chưa lập gia đình. Kiệu Đức Thành Hoàng do nam thanh niên khiêng và kiệu hai bà do thiếu nữ trong làng khiêng. Ngoài 3 kiệu chính, đoàn rước còn có khoảng 10 kiệu lễ của các tổ dân phố.

Người dân vui mừng đốt pháo chào mừng sự trở lại của Lễ hội làng La Cả sau 5 năm kể từ 2021. Đây cũng là lễ hội đầu tiên được tổ chức sau dịch COVID-19.

Người dân vui mừng đốt pháo chào mừng sự trở lại của Lễ hội làng La Cả sau 5 năm kể từ 2021. Đây cũng là lễ hội đầu tiên được tổ chức sau dịch COVID-19.

Dân làng La Cả chia sẻ niềm vui, sự hào hứng khi tham gia lễ hội: "Tôi có mặt từ 5h để xem đánh biệt dù phần lễ này kết thúc khá nhanh. Đây là lễ hội lớn nhất của làng nên tôi không thể vắng mặt được", "Tôi hơi tiếc vì phần đánh biệt năm nay có vẻ thúc nhanh hơn mọi khi. Có thể nói phần nghi lễ này khá hiếm trong các lễ hội ở miền Bắc"...

Dân làng La Cả chia sẻ niềm vui, sự hào hứng khi tham gia lễ hội: "Tôi có mặt từ 5h để xem đánh biệt dù phần lễ này kết thúc khá nhanh. Đây là lễ hội lớn nhất của làng nên tôi không thể vắng mặt được", "Tôi hơi tiếc vì phần đánh biệt năm nay có vẻ thúc nhanh hơn mọi khi. Có thể nói phần nghi lễ này khá hiếm trong các lễ hội ở miền Bắc"...

Lễ hội làng La Cả thu hút rất đông người dân tham gia, đi theo đoàn rước kiệu. Lễ hội được tổ chức ngày 7-11 tháng Giêng với nhiều nghi lễ truyền thống và các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian...

Lễ hội làng La Cả thu hút rất đông người dân tham gia, đi theo đoàn rước kiệu. Lễ hội được tổ chức ngày 7-11 tháng Giêng với nhiều nghi lễ truyền thống và các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian...

Sau khoảng một tiếng, đoàn rước đến điểm cuối là miếu làng. Đây là nơi thực hiện lễ Hoàn cung. Theo dân làng, nghi lễ cuối cùng của Lễ hội làng La Cả khép lại sau 1h sáng khi Đức Thành Hoàng hiển linh.

Sau khoảng một tiếng, đoàn rước đến điểm cuối là miếu làng. Đây là nơi thực hiện lễ Hoàn cung. Theo dân làng, nghi lễ cuối cùng của Lễ hội làng La Cả khép lại sau 1h sáng khi Đức Thành Hoàng hiển linh.

Gia Linh - Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/le-hoi-danh-ho-giua-dem-o-ha-noi-post1715211.tpo