Lễ hội Gò Đống Đa 2025: Sự kiện văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo sinh viên và người dân

Ngày 2/2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), tại khu di tích Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), hàng nghìn người dân đã nô nức tham gia Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đây là dịp để thế hệ trẻ nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc và bày tỏ lòng kính trọng đối với Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn.

Một điểm mới của lễ hội năm nay là sự thay đổi thời gian tổ chức. Thay vì diễn ra vào buổi sáng như mọi năm, chương trình chính được tổ chức vào buổi tối, tạo không gian linh thiêng và ấn tượng hơn. Dù vậy, ngay từ sáng sớm, nhiều bạn sinh viên đã có mặt để dâng hương và tham gia các hoạt động văn hóa.

Hàng nghìn người dân, trong đó có rất nhiều bạn trẻ, đã nô nức tham gia Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Hàng nghìn người dân, trong đó có rất nhiều bạn trẻ, đã nô nức tham gia Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lễ hội năm nay kéo dài ba ngày, từ 2 - 4/2 (mùng 5 - 7 tháng Giêng), với hàng loạt hoạt động hấp dẫn. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật kết hợp công nghệ hiện đại, giúp tái hiện sinh động không khí chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, họ rất ấn tượng với cách chương trình sử dụng âm thanh, ánh sáng để kể lại câu chuyện lịch sử theo cách mới mẻ, gần gũi với giới trẻ.

Lễ hội năm nay kéo dài ba ngày, từ 2 - 4/2 (tức mùng 5 - 7 tháng Giêng).

Lễ hội năm nay kéo dài ba ngày, từ 2 - 4/2 (tức mùng 5 - 7 tháng Giêng).

Ngoài các màn trình diễn nghệ thuật, lễ hội còn có những hoạt động truyền thống như Lễ dâng hương, Lễ tế, Lễ Rước kiệu, múa Lân, múa Rồng, võ thuật Bình Định Gia, viết thư pháp và giới thiệu nghệ thuật dân gian. Những gian hàng văn hóa cũng trở thành điểm check-in thú vị của nhiều bạn trẻ.

Lễ hội gồm những hoạt động truyền thống như Lễ dâng hương, Lễ tế, Lễ Rước kiệu, múa Lân, múa Rồng, võ thuật Bình Định Gia, viết thư pháp và giới thiệu nghệ thuật dân gian.

Lễ hội gồm những hoạt động truyền thống như Lễ dâng hương, Lễ tế, Lễ Rước kiệu, múa Lân, múa Rồng, võ thuật Bình Định Gia, viết thư pháp và giới thiệu nghệ thuật dân gian.

Nguyễn Minh Anh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: "Lần đầu tiên tham gia Lễ hội Gò Đống Đa, mình cảm nhận được không khí trang trọng nhưng cũng rất gần gũi. Chương trình nghệ thuật thực sự hoành tráng, làm mình có cảm giác như đang quay ngược thời gian trở về thời Tây Sơn hào hùng".

Lê Quang Huy (ĐH Bách khoa Hà Nội) hào hứng: "Mình cực kỳ thích phần võ thuật Bình Định Gia. Xem các võ sư biểu diễn mà thấy như đang chứng kiến hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn ngày xưa vậy".

Lễ hội Gò Đống Đa là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân và cũng là cơ hội để sinh viên và người trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc theo một cách đầy sáng tạo. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã khiến lễ hội năm nay trở thành một sự kiện hấp dẫn, thu hút đông đảo sinh viên và du khách thập phương tham dự.

Dương Triều

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/le-hoi-go-dong-da-2025-su-kien-van-hoa-dac-sac-thu-hut-dong-dao-sinh-vien-va-nguoi-dan-post1713809.tpo