Lễ trưởng thành đàn ông dân tộc Dao

Lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ Tủ Cải, lễ Cấp sắc là một phong tục truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao. Đây được coi là dấu mốc trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

Ngôn ngữ dân tộc Dao, “Tủ” nghĩa là báo cáo, “Cải” là đặt tên, lễ Tủ Cải (Cấp sắc) được hiểu đơn giản là lễ báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc đặt tên âm (tên thứ 2 ngoài giấy khai sinh) cho người con trai trong dòng tộc.

Theo quan niệm đồng bào dân tộc Dao, người con trai trong gia đình sau khi cúng lễ, xưng tên với tổ tiên, người Dao kiêng dùng tên thật, tên âm sẽ được dùng trong các nghi lễ cúng kiêng và được ghi vào gia phả.

Khi chưa được đặt tên âm, làm lễ cấp sắc thì người con trai dân tộc Dao dù bao nhiêu tuổi vẫn được coi là chưa trưởng thành, chưa thể lấy vợ, gánh vác các trọng trách lớn, làm trụ cột của gia đình và có tiếng nói trong cộng đồng.

Sau khi đã làm lễ đặt tên, ghi tên âm và hoàn thành các nghi thức cổ xưa, tên âm người con trai sẽ được ghi vào gia phả. Đây được coi như sự công nhận của thần linh, tổ tiên, dòng họ và cộng đồng đối với đàn ông dân tộc Dao, đánh dấu sự trưởng thành, có quyền, nghĩa vụ, tiếng nói cũng như độ chín chắn của một người đàn ông trưởng thành trong cộng đồng dân tộc Dao.

Lễ trưởng thành được tổ chức khi con trai hơn 10 tuổi, tùy thuộc vào gia đình. Khi tổ chức lễ sẽ tiến hành mời thầy mo lựa chọn ngày tốt xấu và được tổ chức từ 3 ngày trở lên.

Một lễ trưởng thành thường được phân biệt bởi các bậc đèn và số lượng thầy mo làm lễ. Thông thường sẽ được chia làm ba bậc, 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn, càng nhiều đèn, càng nhiều thầy mo thì lễ càng lớn và ngược lại.

Khi thực hiện lễ có rất nhiều công đoạn, thầy mo cùng thực hiện như: Lễ cấp đèn, cấp binh mã, đặt tên, cấp hương… Mỗi nghi lễ có một ý nghĩa khác nhau, toàn bộ nghi lễ được hiểu nôm na là xua đuổi những cái cũ, cái xấu, không may mắn, đón nhận những điều tốt đẹp, may mắn thuận lợi. Sau khi thực hiện các nghi lễ sẽ tiến hành đặt tên mới đánh dấu sự thay đổi tốt đẹp may mắn, cùng với đó là lễ cấp hương đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao.

Lễ trưởng thành (cấp sắc) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất với đàn ông dân tộc Dao.

Lễ trưởng thành (cấp sắc) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất với đàn ông dân tộc Dao.

Khu vực thờ cúng diễn ra nghi lễ trưởng thành của đàn ông dân tộc Dao, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa.

Khu vực thờ cúng diễn ra nghi lễ trưởng thành của đàn ông dân tộc Dao, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa.

Đan lát, dựng “ghế mẹ” phục vụ cho lễ trưởng thành.

Đan lát, dựng “ghế mẹ” phục vụ cho lễ trưởng thành.

Tùy thuộc từng gia đình, đàn ông dân tộc Dao có thể làm lễ trưởng thành sớm hoặc muộn.

Tùy thuộc từng gia đình, đàn ông dân tộc Dao có thể làm lễ trưởng thành sớm hoặc muộn.

Thầy mo tra sổ sách, chuẩn bị làm lễ.

Thầy mo tra sổ sách, chuẩn bị làm lễ.

Trang phục bé trai dân tộc Dao khi làm lễ trưởng thành.

Trang phục bé trai dân tộc Dao khi làm lễ trưởng thành.

Các lễ vật là vòng bạc được đặt ngay ngắn trong đĩa để thầy cúng dâng lên tổ tiên chứng giám.

Các lễ vật là vòng bạc được đặt ngay ngắn trong đĩa để thầy cúng dâng lên tổ tiên chứng giám.

Trong tiếng trống dồn dập.

Trong tiếng trống dồn dập.

Cùng sự mong chờ, chứng kiến của các thành viên trong cộng đồng dân tộc Dao.

Cùng sự mong chờ, chứng kiến của các thành viên trong cộng đồng dân tộc Dao.

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ, đối với lễ lớn 12 đèn thì các thầy mo sẽ chui 3 vòng trong khu vực thờ cúng.

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ, đối với lễ lớn 12 đèn thì các thầy mo sẽ chui 3 vòng trong khu vực thờ cúng.

“Ghế mẹ” được dán giấy, sau khi hoàn tất thủ tục cúng, các bé trai sẽ leo lên ghế, nhảy xuống hoàn thành nghi thức trưởng thành.

“Ghế mẹ” được dán giấy, sau khi hoàn tất thủ tục cúng, các bé trai sẽ leo lên ghế, nhảy xuống hoàn thành nghi thức trưởng thành.

Trần Nhâm

Nguồn Điện Biên Phủ: http://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/van-hoa/217682/le-truong-thanh-dan-ong-dan-toc-dao