Lễ tưởng niệm và nguyện cầu quốc thái dân an: Khơi dậy lòng biết ơn và tinh thần yêu nước

Sáng 24/7, trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Sủi nghìn năm tuổi (xã Gia Lâm, Hà Nội), buổi lễ tưởng niệm và nguyện cầu quốc thái dân an đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy ý nghĩa. Đây là hoạt động mở đầu cho ' Hành trình báo công' nơi địa đầu Tổ quốc trong khuôn khổ sự kiện ' Tự hào Tổ quốc tôi' do Báo Đại đoàn kết- đơn vị bảo trợ truyền thông, phối hợp với Công ty cổ phần Sen Cộng ( Senplus) tổ chức thực hiện.

Lễ tưởng niệm và nguyện cầu quốc thái dân an tại chùa Sủi (xã Gia Lâm, Hà Nội) diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy ý nghĩa. Ảnh: Quang Vinh.

Lễ tưởng niệm và nguyện cầu quốc thái dân an tại chùa Sủi (xã Gia Lâm, Hà Nội) diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy ý nghĩa. Ảnh: Quang Vinh.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm tăng ni, Phật tử, thân nhân các liệt sĩ và người dân đã có mặt tại chùa Sủi để tham dự buổi lễ với tấm lòng thành kính, tri ân sâu sắc. Ảnh: Quang Vinh.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm tăng ni, Phật tử, thân nhân các liệt sĩ và người dân đã có mặt tại chùa Sủi để tham dự buổi lễ với tấm lòng thành kính, tri ân sâu sắc. Ảnh: Quang Vinh.

Sự kiện “Tự hào tổ quốc tôi”, gồm chuỗi các sự kiện: “Hành trình báo công” nơi địa đầu Tổ quốc và Cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào” năm 2025. Theo đó, “Hành trình báo công” nơi địa đầu Tổ quốc được khởi động bằng sự kiện Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Chùa Sủi, Hà Nội vào sáng ngày 24/7.

Thượng tọa Thích Thanh Phương - Trụ trì chùa Sủi chủ trì buổi lễ. Về phía Ban tổ chức sự kiện “Tự hào Tổ quốc tôi” có bà Phan Minh Thu - Nhà sáng lập Senplus, Phó trưởng Ban Tổ chức sự kiện, Phó Ban Giám khảo cuộc vận động sáng tác "Viết tiếp câu chuyện tự hào" năm 2025, cùng các thành viên Ban Tổ chức, cán bộ, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết và đoàn đại biểu sự kiện.

Tăng ni, Phật tử, thân nhân các liệt sĩ và người dân đã có mặt tại chùa Sủi để tham dự buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Tăng ni, Phật tử, thân nhân các liệt sĩ và người dân đã có mặt tại chùa Sủi để tham dự buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Thượng tọa Thích Thanh Phương - Trụ trì chùa Sủi chủ trì buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Thượng tọa Thích Thanh Phương - Trụ trì chùa Sủi chủ trì buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm tăng ni, Phật tử, thân nhân các liệt sĩ và người dân đã có mặt tại chùa Sủi để tham dự buổi lễ với tấm lòng thành kính, tri ân sâu sắc. Trong làn khói hương quyện cùng tiếng tụng kinh trầm hùng, từng gương mặt lặng đi vì xúc động. Mỗi người có mặt hôm nay đều mang theo một lời khấn nguyện, một tấm lòng biết ơn với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Bà Phan Minh Thu - Nhà sáng lập Senplus, Phó trưởng Ban Tổ chức sự kiện, Phó Ban Giám khảo cuộc vận động sáng tác "Viết tiếp câu chuyện tự hào" năm 2025 cùng đại diện Senplus dâng hương tưởng niệm. Ảnh: Quang Vinh.

Bà Phan Minh Thu - Nhà sáng lập Senplus, Phó trưởng Ban Tổ chức sự kiện, Phó Ban Giám khảo cuộc vận động sáng tác "Viết tiếp câu chuyện tự hào" năm 2025 cùng đại diện Senplus dâng hương tưởng niệm. Ảnh: Quang Vinh.

Bà Phan Minh Thu - Nhà sáng lập Senplus, Phó trưởng Ban Tổ chức sự kiện, Phó Ban Giám khảo cuộc vận động sáng tác "Viết tiếp câu chuyện tự hào" năm 2025 chia sẻ, Lễ tưởng niệm là một hoạt động ý nghĩa, mở đầu cho hành trình báo công của sự kiện "Tự hào tổ quốc tôi". Tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, các bậc tiền nhân là tinh thần đạo hiếu, gốc rễ của văn hóa Việt nam, tinh thần Việt nam.

Không một ngôi đền nào linh thiêng bằng trái tim của người thương nhớ, bởi vậy lịch sử phải được khắc ghi để thế hệ hôm nay trân trọng giá trị của hòa bình, từ đó có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với đất nước.

Cán bộ, phóng viên Báo Đại đoàn kết thành tâm dâng hương tưởng niệm tại buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Cán bộ, phóng viên Báo Đại đoàn kết thành tâm dâng hương tưởng niệm tại buổi lễ. Ảnh: Quang Vinh.

Trong làn khói hương quyện cùng tiếng tụng kinh trầm hùng, là những giọt nước mắt vì xúc động. Ảnh: Quang Vinh.

Trong làn khói hương quyện cùng tiếng tụng kinh trầm hùng, là những giọt nước mắt vì xúc động. Ảnh: Quang Vinh.

Trong lời phát biểu khai lễ, Thượng tọa Thích Thanh Phương chia sẻ, buổi lễ hôm nay là dịp để chúng ta dâng lời tưởng niệm đến các anh hùng liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc. Đồng thời thành tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an. Máu các anh đã chảy để sông núi ngàn năm đứng vững, xương các anh đã nằm xuống để dân tộc được hồi sinh. Hôm nay chúng ta cúi đầu thắp nén tâm hương, không chỉ để tưởng nhớ, mà còn để hứa sẽ sống xứng đáng với hy sinh ấy.

Bà Nguyễn Thị Hằng (89 tuổi) có chồng là liệt sỹ hy sinh ở chiến trường Quảng Trị xúc động dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ. Ảnh: Quang Vinh.

Bà Nguyễn Thị Hằng (89 tuổi) có chồng là liệt sỹ hy sinh ở chiến trường Quảng Trị xúc động dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ. Ảnh: Quang Vinh.

Lễ tưởng niệm và cầu nguyện quốc thái dân an diễn ra với đầy đủ các nghi thức truyền thống: tụng niệm cầu gia hộ, dâng hương tưởng niệm, khóa lễ Tam thời hệ niệm theo pháp môn Tịnh độ, đại lễ phóng sinh, cùng nghi thức cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Trong ánh sáng lung linh của những ngọn nến cầu nguyện, hàng trăm người cùng đồng thanh tụng niệm, tạo nên một không gian tâm linh trang nghiêm, lắng đọng.

Phật tử Phùng Thị Thúy (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) xúc động tưởng nhớ người chú ruột là liệt sĩ. Ảnh: Quang Vinh.

Phật tử Phùng Thị Thúy (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) xúc động tưởng nhớ người chú ruột là liệt sĩ. Ảnh: Quang Vinh.

Phật tử Phùng Thị Thúy (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) có chú ruột là liệt sĩ, xúc động chia sẻ, tôi đến dự lễ với tấm lòng tưởng nhớ người chú đã hy sinh khi còn rất trẻ. Mỗi lần nghe tụng kinh, tôi như thấy chú mình đang ở rất gần. Đây là dịp để tôi tri ân và gửi lời cầu nguyện đến tất cả những người đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Anh Nguyễn Thái Cường (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) lặng lẽ đứng bên bàn thờ vọng. Ảnh: Quang Vinh.

Anh Nguyễn Thái Cường (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) lặng lẽ đứng bên bàn thờ vọng. Ảnh: Quang Vinh.

Anh Nguyễn Thái Cường (thôn Phú Thụy, xã Gia Lâm) lặng lẽ đứng bên bàn thờ vọng suốt buổi lễ. Bác ruột anh là liệt sĩ, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ khi tuổi đời còn rất trẻ.

“Mỗi dịp như thế này, gia đình chúng tôi lại đến chùa, thắp nén nhang và coi đây như nơi gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương và cả niềm tin rằng linh hồn bác ở đâu đó vẫn đang dõi theo quê hương”, anh Cường xúc động chia sẻ.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Lễ tưởng niệm là điểm nhấn đầy cảm xúc mở đầu cho " Hành trình báo công" nơi địa đầu Tổ quốc, phát động cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào” năm 2025 trong khuôn khổ sự kiện " Tự hào Tổ quốc tôi". Đặc biệt, các hoạt động này hướng đến kết nối nhiều thế hệ, từ những cựu chiến binh đến học sinh, sinh viên, để mỗi người đều cảm thấy mình là một phần trong hành trình tri ân và gìn giữ giá trị thiêng liêng của Tổ quốc.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sĩ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Là người con của làng Phú Thụy, Nguyễn Xuân Việt, Phó Ban quản lý Khu di tích đình - đền - chùa Sủi chia sẻ, hàng năm vào dịp 27/7, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân thôn Phú Thụy đều tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ và tri ân công đức của các anh hùng, liệt sỹ, trong đó có Lễ Tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tại chùa Sủi. Các sư trụ trì chùa Sủi cùng với tăng, ni, Phật tử và nhân dân thành tâm tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng, liệt sĩ, cũng là cầu an cho quốc thái dân an. Ngoài gia đình liệt sỹ, các gia đình đang thờ cúng liệt sỹ còn có các thương binh, bệnh binh, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Việt chia sẻ cùng phóng viên Tiến Đạt. Ảnh: Quang Vinh.

Ông Nguyễn Xuân Việt chia sẻ cùng phóng viên Tiến Đạt. Ảnh: Quang Vinh.

"Chúng tôi coi đây là hoạt động ý nghĩa để tri ân công đức, sự hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sỹ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc", ông Việt cho hay.

Ông Nguyễn Huy Đưởng (77 tuổi, xã Gia Lâm) chia sẻ rằng mình sẽ viết một điều gì đó gửi về cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào”. Ảnh: Quang Vinh.

Ông Nguyễn Huy Đưởng (77 tuổi, xã Gia Lâm) chia sẻ rằng mình sẽ viết một điều gì đó gửi về cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào”. Ảnh: Quang Vinh.

Tại buổi lễ, không ít người dân đã xúc động chia sẻ rằng mình sẽ viết một điều gì đó gửi về cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào”.

“Tôi không giỏi văn chương, nhưng tôi sẽ kể lại câu chuyện của chính mình”- ông Nguyễn Huy Đưởng (77 tuổi, xã Gia Lâm) nghẹn ngào chia sẻ. Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, ông mang trên mình vết thương không bao giờ lành hẳn của bom đạn chiến tranh. Nhưng sâu hơn cả là những ký ức không thể quên về đồng đội, về những năm tháng sống giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Với ông, viết là cách để tri ân, để giữ lời hứa với những người đã không trở về.

Lễ tưởng niệm và cầu nguyện quốc thái dân an diễn ra với đầy đủ các nghi thức truyền thống: tụng niệm cầu gia hộ, dâng hương tưởng niệm, khóa lễ Tam thời hệ niệm theo pháp môn Tịnh độ, đại lễ phóng sinh, cùng nghi thức cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sỹ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Lễ tưởng niệm và cầu nguyện quốc thái dân an diễn ra với đầy đủ các nghi thức truyền thống: tụng niệm cầu gia hộ, dâng hương tưởng niệm, khóa lễ Tam thời hệ niệm theo pháp môn Tịnh độ, đại lễ phóng sinh, cùng nghi thức cúng đăng - dâng ánh sáng tri ân đến anh linh các anh hùng liệt sỹ và hướng về sự thanh bình, an hòa cho đất nước. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, cầu cho quốc thái dân an. Ảnh: Quang Vinh.

Các Phật tử thành tâm tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, cầu cho quốc thái dân an. Ảnh: Quang Vinh.

Như một lời khấn nguyện chung cho quốc thái dân an, cho sự thanh bình của đất nước, lễ tưởng niệm hôm nay không chỉ chạm tới tầng sâu tâm linh, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn của người Việt trong mọi thời đại. Hành động tưởng nhớ hôm nay chính là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, để từ đó, mỗi người sẽ sống đẹp hơn, cống hiến nhiều hơn - và tiếp nối những câu chuyện tự hào của non sông.

Vũ Mạnh - Quang Hùng - Tiến Đạt - Quang Vinh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/le-tuong-niem-va-nguyen-cau-quoc-thai-dan-an-khoi-day-long-biet-on-va-tinh-than-yeu-nuoc-10311145.html